Bill Gates góp 1 tỷ USD cho chiến dịch chống biến đổi khí hậu
Trước thềm Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP21) tại Paris (Pháp), nhiều chính phủ và các lãnh đạo doanh nghiệp cam kết đóng góp hàng tỷ USD vào các kế hoạch nghiên cứu và phát triển nhằm đối phó với thực trạng khí hậu hiện nay.
Theo kế hoạch, người sáng lập Microsoft tỷ phú Bill Gates, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 30/11 sẽ khởi động một sáng kiến nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng năng lượng sạch đã được quảng bá trong thời gian gần đây.Cho đến nay, đã có ít nhất 19 chính phủ và 28 nhà đầu tư hàng đầu thế giới, trong đó có người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, tỷ phú George Soros, Hoàng tử Saudi Arabia, Alaweed bin Talal, và nhà lãnh đạo Jack Ma của tập đoàn Alibaba (Trung Quốc), đã ký thỏa thuận tham gia chiến dịch này.
Chiến dịch sẽ bao gồm hai phần: Dự án công-tư có tên gọi Nhiệm vụ Đổi mới (Mission Innovation) do chính phủ đứng đầu và Sáng kiến Năng lượng đột phá (Breakthrough Energy Inititative) do nhóm các nhà đầu tư dưới sự điều hành của tỷ phú Bill Gates dẫn dắt và có nhiệm vụ quảng bá cho Nhiệm vụ Đổi mới. Liên quan đến dự án Nhiệm vụ Đổi mới, theo cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama về vấn đề khí hậu và năng lượng Brian Deese, chính phủ những quốc gia tham gia đã cam kết sẽ tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào nghiên cứu công nghệ để tạo ra các nguồn năng lượng sạch, với mức chi phí phải chăng và đáng tin cậy trong vòng 5 năm tới.Các quốc gia tham gia dự án này đều là những nhà sản xuất và tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Saudi Arabia, Australia, Canada, Pháp và Na Uy. Hiện, những nước này đang đầu tư tổng cộng khoảng 10 tỷ USD mỗi năm, với khoảng 50% trong số đó đến từ Mỹ.
Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề nhức nhối của thế giới và nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều từ các quốc gia lớn. Cho tới nay mới có hơn 178 quốc gia, chiếm hơn 90% lượng khí phát thải toàn cầu, công bố cam kết giảm khí thải.Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế cũng đang chạy đua nước rút để tìm nguồn tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ các nước chậm phát triển giảm khí thải làm Trái Đất nóng lên.
Pháp, với tư cách chủ nhà của COP 21, đã nhiều lần khẳng định việc có đủ cam kết 100 tỷ USD trợ giúp các nước nghèo là một điều kiện quyết định cho thành công của hội nghị, nhưng đến nay, mức cam kết đóng góp của các nước giàu cũng chỉ hơn 75 tỷ USD. Khoảng cách 25 tỷ USD vẫn còn là con số lớn./.
Phương Nga (Tổng hợp)Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nước nghèo cần một nghìn tỷ USD chống biến đổi khí hậu
10:49' - 30/11/2015
48 nước nghèo nhất trên thế giới cần 1 nghìn tỷ USD trong khoảng từ năm 2020 đến 2030 để có thể thực hiện kế hoạch chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế tổng hợp
Biến đổi khí hậu gây thiệt hại 1.700 tỷ USD/năm
20:23' - 25/11/2015
Oxfam cảnh báo những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra không chỉ dừng lại ở những hiện tượng thời tiết cực đoan mà còn gây tổng thiệt hại 1.700 tỷ USD mỗi năm cho các nền kinh tế đang phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10' - 12/07/2025
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.