Mở rộng hạn điền: Phải vượt qua tư duy cũ
Sau khi được xem xét một cách thận trọng, vấn đề mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất đã có hơi thở mới. Tuy nhiên, hàng loạt thách thức được đặt ra như: Mở rộng hạn điện cần phải hiểu như thế nào cho đúng; làm sao để vượt qua nỗi lo trong tư duy về việc hình thành “địa chủ” mới và làm gì để tích tụ ruộng đất mang lại hiệu quả cao nhất...?
Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Kinh tế Việt Nam & Thế giới đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Phóng viên: Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương rà soát lại các chính sách liên quan đến đất đai tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Ông có thể giải thích rõ hơn về chủ trương trên?TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Kể từ khi đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có đóng góp rất quan trọng, đặc biệt về an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ổn định xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã có những thay đổi, đó là thị trường đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến, hội nhập kinh tế quốc tế…
Tất cả điều đó cho thấy, chúng ta phải có một cách làm kiểu mới không thể chỉ dựa trên nền tảng kinh tế nông hộ, mà phải đa dạng hóa thành phần kinh tế, tổ chức lại sản xuất quy mô lớn và phải áp dụng khoa học công nghệ. Muốn làm được điều đó thì việc đầu tiên là cần tháo gỡ về vấn đề hạn điền. Đây cũng là vấn đề mà Chính phủ xác định là “điểm nghẽn” cần phải tháo gỡ và tạo đột phá để có thể tận dụng nguồn tài nguyên của đất nước.
Phóng viên: Theo ông, thực hiện chính sách hạn điền sẽ gặp khó khăn, thách thức gì? TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Theo tôi, có 3 thách thức lớn. Đó là, hiện vẫn còn khoảng 45% dân số sống bằng nông nghiệp và 66% dân số sống ở nông thôn hoặc đăng ký dưới hình thức nào đó liên quan đến ruộng đất. Nếu mở rộng quy mô để sản xuất nông nghiệp thì số lao động nông nghiệp dôi dư đó đi đâu, giải quyết việc làm cho họ như thế nào?Tiếp đến là nếu mở rộng hạn điền và để thị trường hoạt động thoải mái thì dễ dẫn đến xuất hiện tầng lớp địa chủ mới, phát canh thu tô mà không ai hỗ trợ pháp lý cho nông dân.
Cuối cùng, liên quan đến vấn đề tư duy, chúng ta cần có bước đột phá về tư duy. Có lẽ lần này mọi người đã quen với cách tư duy hiện có với thành công trong quá khứ mà chưa sẵn sàng nhìn ra tương lai. Bởi khi ban hành một luật hay một chính sách thì phải nhìn trong 20 năm tới sẽ đi đến đâu, chứ không phải yêu cầu thực tiễn của ngày hôm nay và 20 năm trước.
Theo tôi, nếu có giải pháp vượt qua 3 thách thức đó thì câu chuyên về hạn điền, chính sách pháp luật đất đai có thể xử lý rốt ráo, nhưng cũng rất hợp lý về hiệu quả kinh tế cũng như công bằng xã hội.
Phóng viên: Nhiều quan điểm cho rằng, mở rộng hạn điền có thể hình thành một tầng lớp “địa chủ mới” hay làm tăng “bần cùng hóa” nông dân. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào và làm sao để có thể đảm bảo được lợi ích của các bên, lợi ích của người nông dân khi mà dân số ở khu vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số ?
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Đây là một bài toán hóc búa không chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhiều quốc gia. Trong đó, làm sao để đảm bảo bình đẳng xã hội và nếu giải quyết được thì làm sao “kích” được quá trình đó diễn ra một cách hiệu quả.Để tránh được tình trạng bần cùng hóa nông dân, hay có người lợi dụng đầu cơ để phát canh thu tô, tôi cho rằng cần thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán.
Đối với lợi ích của nông dân thì phải có tổ chức hỗ trợ pháp lý cho người nông dân, đặc biệt trong các quan hệ hợp đồng với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
Đồng thời phải tính đến những phương thức để người dân có thể tập trung ruộng đất với nhau và người sử dụng đất phải đảm bảo hiệu quả. Hay có thể khuyến khích các hộ chuyển nhượng cho thuê đất lẫn nhau để có mảnh đất lớn hơn.
Từ đó dễ tham gia kinh tế hợp tác, kêu gọi doanh nghiệp vào hợp tác cùng làm chuỗi giá trị. Như vậy vẫn đảm bảo quyền của người nông dân với ruộng đất của họ.
Còn đối với những người có nhiều tiền muốn đầu cơ phát canh thu tô thì cũng phải tính tới việc nếu không sử dụng hiệu quả có thể sử dụng công cụ thuế để đảm bảo người có đất phải sử dụng hiệu quả.
Tránh tình trạng có đất để đấy đầu cơ. Đồng thời nghiêm cấm tình trạng mua đất nông nghiệp sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng.
Tuy nhiên, cũng phải tính đến phương án rút dần lao động nông nghiệp vì quy mô diện tích đất theo hộ của Việt Nam hiện nay quá nhỏ, sử dụng kém hiệu quả mà thu nhập tạo ra từ nông nghiệp không đủ lớn để mọi người quan tâm.
Do đó, cần phải có “con đường” để lao động dôi dư, những người không thiết tha với sản xuất nông nghiệp thoát ra.
Phóng viên: Vậy theo ông đâu là những giải pháp mà tích tụ ruộng đất thực sự mang lại hiệu quả cao nhất cũng như giúp hình thành một nền nông nghiệp hiện đại và có sức cạnh trạnh?TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Tôi cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam, việc đầu tiên là cần đưa được đất đến tay người sử dụng tốt nhất, mục đích sử dụng hiệu quả nhất và vẫn phải đảm bảo được những công bằng xã hội, đặc biệt là quyền lợi của người nông dân.Trước mắt, cần xem xét sửa đổi Luật Đất đai, trong đó phải tính đến chuyện linh hoạt hóa được mục đích sử dụng đất giữa các loại cây, con khác nhau, làm sao vẫn là đất sản xuất nông nghiệp và đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định về mặt xã hội và môi trường.
Riêng đối với doanh nghiệp phải có cơ chế kích thích được thị trường cho thuê đất nông nghiệp giữa nông dân và doanh nghiệp để nông dân vẫn đảm bảo quyền tài sản của mình đối với đất đai.
Ngoài ra, cần kích hoạt được vai trò của chính quyền địa phương để có thể làm trọng tài, đầu mối kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân. Đối với doanh nghiệp thuê đất thì phải đảm bảo được quyền tài sản của họ trên đất.
Đó là những giải pháp có thể xem xét trong thời gian 5 năm tới, nhưng trong trung và dài hạn cũng phải tính toán tới việc kích hoạt được thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động đầy đủ và đúng chức năng.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!>>> Thái Bình tích tụ ruộng đất, ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao
>>> Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chính sách mở rộng hạn điền: Cần tính thực tiễn nhiều hơn
14:49' - 01/05/2017
Tại đồng bằng sông Cửu Long, mỗi hộ gia đình được phân từ 0,3 ha đến 0,5 ha nên việc tổ chức sản xuất, liên kết lại với nhau, cùng làm theo 1 quy trình nông nghiệp công nghệ cao là rất khó.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng hạn điền: Thúc đẩy sản xuất quy mô lớn
19:09' - 29/04/2017
Nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước "ngã ba đường"; hoặc là tiếp tục giữ tư duy cố hữu, hoặc là, phải nhanh chóng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa...
-
Kinh tế & Xã hội
Chính phủ thống nhất mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất
16:26' - 12/03/2017
Nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan tới chính sách hạn điền, tín dụng… gây khó khăn cho doanh nghiệp đã được Chính phủ quyết nghị hướng xử lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.