Năm lý do khiến khủng hoảng nợ của Hy Lạp có nguy cơ quay trở lại
Hy Lạp, Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang có những bất đồng xung quanh gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ euro (91 tỷ USD) dành cho Hy Lạp.
Thời gian không còn nhiều trước khi Hy Lạp lại đối mặt với nguy cơ vỡ nợ - điều đe dọa gây ra những bất ổn ở Eurozone. Có 5 lý do gây lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ mới.
Thứ nhất, IMF, thiết chế tài chính đóng vai trò trung tâm trong hai gói cứu trợ đầu tiên dành cho Hy Lạp, chưa chính thức tham gia gói cứu trợ thứ ba cùng với Eurozone và có khả năng quỹ này sẽ chọn việc đứng ngoài. IMF bất đồng với Eurozone trong hai vấn đề chính là mục tiêu kinh tế và nợ.Về các mục tiêu kinh tế, IMF nói rằng những yêu cầu mà châu Âu đề ra với Hy Lạp là không thực tế. Eurozone khẳng định Hy Lạp có thể đạt thặng dư ngân sách trước khi thanh toán nợ ở mức 3,5% GDP trong vài năm tới, trong khi IMF cho rằng mức 1,5% GDP là khả thi, và khối nợ của Hy Lạp không bền vững và cần giảm nợ đáng kể.
Thứ hai, lập trường cứng rắn của IMF đang đặt Đức vào thế yếu. Đức là nước kiên quyết nhất ở Eurozone trong việc phản đối yêu cầu của IMF là giảm mạnh nợ cho Hy Lạp. Trong khi đó, Đức cùng với các nước khác như Hà Lan đưa ra điều kiện cho việc tham gia cứu trợ Hy Lạp là sự tham gia đầy đủ của IMF.Đức e ngại rằng chỉ mình EU sẽ khó có thể duy trì được sức ép buộc Hy Lạp thực hiện các cải cách mà không có sự kiên quyết của IMF trong các yêu cầu được đề ra. Nếu IMF vẫn đứng ngoài chương trình cứu trợ Hy Lạp, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble bị đặt vào "thế bí" chỉ vài tháng trước khi diễn ra các cuộc bầu cử vào tháng Chín.
Thứ ba, Hy Lạp đang đối mặt với nghĩa vụ thanh toán 7 tỷ euro vào giữa tháng Bảy nhưng khó có thể thực hiện nếu không nhận được thêm tiền cứu trợ. Trong gần hai năm qua, Hy Lạp đã thực hiện các cải cách và cam kết về ngân sách.Tuy nhiên, khoản tiền cứu trợ mới sẽ chưa được giải ngân cho đến khi Hy Lạp vượt qua được lần đánh giá hiện nay, trong khi Đức và Hà Lan sẽ chỉ đồng ý nếu IMF tham gia đầy đủ. Để tháo gỡ bế tắc, IMF đã yêu cầu Hy Lạp thực hiện thêm các biện pháp khắc khổ, mặc dù hoài nghi về các mục tiêu ngân sách mà châu Âu đặt ra. Chính phủ Hy Lạp kiên quyết phản đối yêu cầu này.
Thứ tư, ngày 20/2 tới, ngày diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng tài chính Eurozone, được coi là thời hạn không chính thức cho việc đạt thỏa thuận giữa các bên, nhưng điều này được cho là khó khăn, khi các bên vẫn bất đồng sâu sắc. Sau thời hạn đó, châu Âu sẽ bước vào giai đoạn bầu cử bận rộn, bắt đầu với Hà Lan vào ngày 15/3, tiếp đến là Pháp vào mùa Xuân và Đức vào tháng Chín. Việc hỗ trợ nhiều hơn cho Hy Lạp sẽ không phải là ý tưởng mà nhiều người dân châu Âu ủng hộ. Thứ năm, Mỹ là nước có lá phiếu mạnh nhất trong ban điều hành của IMF nhưng hiện ghế của Mỹ "vẫn trống". Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ ủng hộ sự tham gia của IMF vào việc cứu trợ Hy Lạp, nhưng liệu điều đó có còn được duy trì dưới thời ông D.Trump hay không còn chưa rõ. Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính Pierre Moscovici trong chuyến thăm ngày 15/2 tới Hy Lạp đã hối thúc nước này và các nhà tài trợ nỗ lực cho việc đạt được sự đồng thuận trong những ngày sắp tới. Ông Moscovici hoan nghênh tiến triển mà Hy Lạp đạt được trong việc củng cố tài chính và nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung hơn vào các cải cách để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Hy Lạp.>>>Bất đồng giữa các chủ nợ đe dọa "đóng băng" khoản cứu trợ cho Hy Lạp
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hy Lạp sơ tán hơn 70.000 người để tháo gỡ quả bom thời Chiến tranh Thế giới II
09:33' - 11/02/2017
Khoảng 72.000 cư dân ở Thessaloniki, thành phố lớn thứ hai Hy Lạp, sẽ được sơ tán khi các nhà chức trách tiến hành tháo gỡ một quả bom chưa nổ thời Chiến tranh Thế giới II.
-
Kinh tế Thế giới
Bất đồng giữa các chủ nợ đe dọa "đóng băng" khoản cứu trợ cho Hy Lạp
15:39' - 08/02/2017
Những đánh giá trái ngược của Eurozone và IMF về tình hình kinh tế Hy Lạp đang phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa hai bên và có thể ảnh hưởng tới kế hoạch giải ngân các khoản cứu trợ cho quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone thông qua các biện pháp giảm nợ trong ngắn hạn cho Hy Lạp
13:25' - 24/01/2017
Eurozone đã thông qua các biện pháp giảm nợ trong ngắn hạn cho Hy Lạp, kết thúc bất đồng giữa nước này với các nhà tài trợ về các khoản tiền thưởng trong dịp Giáng sinh mà Hy Lạp đã thông báo.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Hy Lạp bán tiền vàng để ứng phó với khủng hoảng
12:43' - 24/01/2017
Nhật báo "Kathimerini" của Hy Lạp dẫn số liệu của Ngân hàng trung ương nước này cho biết người dân Hy Lạp phải bán ra các đồng xu vàng để trang trải cho cuộc sống.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.