Nâng chất sản phẩm để đẩy lùi hàng lậu
Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là thời điểm vàng cho giới buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hoành hành.
Đi liền với đó là những lo lắng về nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm khi việc giám sát còn lỏng lẻo, chưa đi vào nề nếp.
Để xua tan đi những lo âu và giữ yên thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Mậu Tuất 2018.
Cung ứng đủ hàng
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhằm bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng với cam kết cung ứng đủ hàng và không tăng giá, tại các địa phương và doanh nghiệp, lượng hàng dồi dào với chủng loại đa dạng, phong phú.
Bên cạnh việc chỉ đạo các Sở Công Thương bố trí hàng hóa chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, các địa phương này còn tăng cường kết nối giao thương với nhiều địa phương trong cả nước để có thêm nguồn hàng và giúp các địa phương tiêu thụ nông sản, đặc sản an toàn. Theo Vụ Thị trường trong nước, tránh tình trạng người dân vùng sâu xùng xa phải dùng hàng nhập lậu giá rẻ, hàng Việt sắp hết hạn sử dụng, từ nhiều năm nay, Sở Công Thương các tỉnh, thành lớn như Hà Nội đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức khoảng 10 phiên chợ Việt tại các huyện như Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thường Tín, Thạch Thất và Đan Phượng và 200 chuyến bán hàng lưu động tại các huyện và một hội chợ hàng Việt tại huyện Ba Vì để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của bà con vùng ngoại thành. Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ: Tiêu chí để tham gia các phiên chợ Việt phải đảm bảo cung ứng hàng chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, giá hợp lý. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng ưu tiên lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm chế biến, thủy hải sản, hàng dệt may, da giày, thiết bị điện, điện tử, đồ gia dụng, sản phẩm làng nghề truyền thống. Đại diện Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cũng đã làm việc với các doanh nghiệp, nhà phân phối, trong tháng cận Tết và sẽ có nhiều đợt khuyến mãi, tập trung các mặt hàng như nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo... Đồng thời, lưu ý các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điểu chỉnh tăng giá bán và giảm giá sâu trong hai ngày cận tết đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm. Tuy nhiên, đây là thời điểm tiêu thụ mạnh nhất trong năm nên giới buôn lậu bất chấp mọi thủ đoạn nhằm qua mắt lực lượng chức năng để tuồn hàng vào thị trường nội địa. Nhận định về vấn đề này, ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Cuối năm nhất là những ngày giáp Tết, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng đột biến, một số tư thương thường lợi dụng tăng giá bất hợp lý; tuồn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng ra thị trường. Do vậy, Tổng Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo tới lực lượng quản lý thị trường thành phố, các quận, huyện thường xuyên kiểm tra việc niêm yết giá, bán đúng giá ở các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, chợ truyền thống nhằm đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng. Theo ông Trịnh Văn Ngọc, do lực lượng còn mỏng cộng thêm nghiệp vụ và sự phối hợp giữa các lực lượng chưa cao khiến việc kiểm tra kiểm soát thị trường chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cùng đó, giới buôn lậu ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn che mắt lực lượng chức năng nên nhiều hàng hóa kém chất lượng vẫn được tuồn vào thị trường tiêu thụ. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương cũng thắng thắn chỉ ra việc lực lượng quản lý thị trường vẫn chưa chủ động trong công tác theo dõi diễn biến thị trường, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoặc tham mưu đề xuất xử lý các vấn đề, vụ việc nổi cộm, phức tạp trên thị trường. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin chưa thường xuyên, có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp tổng thể của các địa phương để triệt phá các điểm tập kết, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả. Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thẳng Hải, bên cạnh hạn chế này thì công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ của các lực lượng chức năng chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin nhận biết hàng thật, hàng giả của các nhà sản xuất, chủ sở hữu quyền; chi phí giám định cao, thời gian giám định dài nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.Nâng chất sản phẩm
Trước tình trạng thực phẩm bẩn đang bủa vây người tiêu dùng, nhằm phục vụ thị trường Tết năm nay, ngoài tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiều nhà sản xuất đã nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, tung ra nhiều sản phẩm mới với tiêu chí không chất tẩy, không kháng sinh và không phẩm màu nhân tạo để tăng sức cạnh tranh.
Chẳng hạn như hệ thống siêu thị Co.opmart có khá nhiều đơn vị cung cấp rau củ đạt tiêu chuẩn VietGap như Anh Đào, Hồng Phong, Thảo Nguyên, Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Ngã Ba Giồng, Phú Lộc, Phước An,... nên nguồn cung dồi dào và chủng loại phong phú. Hơn nữa, các đơn vị này đều cam kết cung cấp đúng danh mục sản phẩm, đúng số lượng và đúng chất lượng, cũng như kiểm soát tốt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quy định. Trong đó, nếu mặt hàng rau củ thuộc danh mục tiêu chuẩn VietGap cung cấp cho Co.opmart thì tuyệt đối phải là hàng đạt tiêu chuẩn VietGap. Đặc biệt, trước khi ký hợp đồng, Co.op Mart phải có bước khảo sát thực tế nhằm xác định sản lượng thực tế của các đơn vị sản xuất để đặt hàng theo số lượng phù hợp, đồng thời tổ chức kiểm tra đột xuất không báo trước các hợp tác xã, hộ xã viên để kiểm soát tuân thủ trong suốt quá trình trồng. Ông Nguyễn Ngọc An-Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho hay: Dịp Tết cổ truyền năm nay, Công ty Vissan sẽ trình làng thêm 17 sản phẩm mới gồm: gà sấy lá chanh, chả giò tôm cua, giò lụa lá chuối, bò trộn lá lốt... Và đặc biệt, công ty đang xây dựng chuỗi cửa hàng riêng cung ứng sản phẩm thịt heo không kháng sinh đến người tiêu dùng. Để người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng và đẩy lùi nạn buôn lậu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường phải chủ động hơn trong công tác theo dõi diễn biến thị trường, ngăn chặn hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018./.- Từ khóa :
- buôn lậu
- chống buôn lậu
- bộ công thương
- tết nguyên đán
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Năm 2018 sẽ tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu
14:36' - 31/01/2018
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, năm 2018 sẽ tập trung tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.
-
Hàng hoá
Tháng 1/2018, hải quan xử lý 768 vụ buôn lậu, gian lận thương mại
07:02' - 31/01/2018
Tính từ 16/12/2017 đến 15/01/2018, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 768 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 9 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Nghị định về phối hợp ngăn chặn, điều tra phòng chống buôn lậu
19:19' - 29/01/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 12/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP về trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu qua biên giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát huy vai trò bộ lọc để đẩy lùi nạn buôn lậu
18:20' - 26/01/2018
Dự báo năm 2018, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp cùng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.
-
Hàng hoá
Xử nghiêm hành vi tung tin thất thiệt, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng lậu dịp Tết
19:35' - 25/01/2018
Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt gia tăng vào các tháng cuối năm
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).