Phát huy vai trò bộ lọc để đẩy lùi nạn buôn lậu
Năm 2018 với dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp cùng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường cần tập trung bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương trong việc thực thi nhiệm vụ.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của lực lượng quản lý thị trường tổ chức chiều 26/1 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao việc kiểm tra, kiểm soát thị trường đã được thực hiện có trọng tâm trọng điểm, đã phát hiện xử lý nhiều vụ vi phạm lớn về thuốc lá nhập lậu; vi phạm về an toàn thực phẩm; vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu, khí dầu mỏ hóa lỏng, phân bón… Cùng đó, việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được lực lượng quản lý thị trường triển khai sâu rộng và đồng bộ. Hơn nữa, đơn vị đã phối hợp giữa các lực lượng quản lý thị trường với lực lượng chức năng ngày càng được quan tâm và có sự gắn bó chặt chẽ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, bên cạnh những thành tích đã đạt được, đơn vị vẫn chưa chủ động trong theo dõi diễn biến thị trường cũng như việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoặc tham mưu những vấn đề nổi cộm, phức tạp. Ngoài ra, do năng lực hạn chế và trình độ chưa đồng đều dẫn đến vẫn còn nhiều thiếu sót trong qui trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. Hơn nữa, chưa có sự phối hợp giữa cơ quan chức năng trong trao đổi, cung cấp thông tin thường xuyên. Vẫn còn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp tổng thể của các địa phương để triệt phá điểm tập kết và các đối tượng vận chuyển kinh doanh hàng lậu, hàng giả. Ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, thời gian qua tình hình vận chuyển buôn bán hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu vào nhóm hàng như: hàng may mặc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, điện thoại di động, đường cát, rượu bia, nước giải kháy, thuốc lá, bánh kẹo, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, xe đạp điện, xe máy điện và sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục nhà nước cấm nhập khẩu. Cùng với đó, hoạt động của các đối tượng buôn lậu diễn ra với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau như quay vòng hóa đơn để hợp thức hóa hàng nhập lậu; xé lẻ hàng hóa để vận chuyển vào nội địa hay thường xuyên thay đổi cung đường, tuyến đường cũng như thời gian, địa điểm tập kết nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các lực lượng chức năng. Đưa ra ví dụ cụ thể, ông Nguyễn Trọng Tín chia sẻ, nếu như trước đây thuốc lá ngoại nhập lậu được các đối tượng mang vác qua biên giới rồi sử dụng xuồng máy, xe máy vận chuyển sâu vào nội địa thì mấy tháng trở lại đây các đối tượng đã dùng ô tô gắn biển kiểm soát giả nhằm vận chuyển số lượng lớn. Tuy nhiên, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn, các đối tượng thường không chấp hành và rất manh động, liều lĩnh tăng ga bỏ chạy gây nguy hiểm cho lực lượng bắt giữ cũng như người tham gia giao thông. Bên cạnh nạn buôn lậu hoành hành, ông Nguyễn Trọng Tín cũng không ngần ngại chỉ ra việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn đang diễn ra rất phức tạp. Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng vẫn đang là mối lo ngại đối với người nông dân và gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, xử lý. Ngoài việc làm giả những mặt hàng của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, các đối tượng còn làm giả cả các mặt hàng được tiêu thụ tốt trong nước, giả xuất xứ hàng hóa Việt Nam để đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Thống kê từ Tổng cục Quản lý thị trường cho thấy, năm 2017 lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 164.355 vụ, giảm 2.746 vụ tương ứng, giảm 2% so với năm 2016. Đặc biệt, lực lượng cũng đã thu nộp ngân sách với tổng số 511,75 tỷ đồng (giảm 37,15 tỷ tương ứng giảm 7% so với năm 2016). Mặt khác, trị giá hàng tịch thu chưa bán trên 215 tỷ đồng; trị giá hàng tiêu hủy trên 206 tỷ đồng. Để phát huy vai trò bộ lọc của thị trường và đảm bảo nhiệm vụ trong năm 2018, theo ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đã đề ra 6 nhóm giải pháp cụ thể. Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tập trung bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Mặt khác, hoàn thiện khung khổ pháp lý, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về tổ chức và hoạt động của Tổng cục năm 2018. Tới đây, Tổng Cục sẽ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 để xây dựng kịp thời kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai đồng bộ và thường xuyên các hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nâng cao năng lực thực thi pháp luật và cường phối hợp giữa các đơn vị. Tuy nhiên, để tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ được giao, ông Trịnh Văn Ngọc kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các vộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục bổ sung biên chế, kinh phí, trang thiết bị, trụ sở làm việc cho lực lượng quản lý thị trường, nhất là kinh phí kiểm định, giám định mẫu. Cục kiến nghị các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc rà soát, sửa đổi và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao việc quản lý và xử lý vi phạm hành chính, góp phần dẹp yên nạn buôn lậu và ổn định thị trường./. >>>Xử nghiêm hành vi tung tin thất thiệt, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng lậu dịp TếtTin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
16 tổ chức bảo tồn kêu gọi xử nghiêm “trùm” buôn lậu sừng tê giác
15:34' - 22/01/2018
Đối tượng Nguyễn Mậu Chiến - bị nghi ngờ là "đầu sỏ" trong đường dây buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia và đã từng dính líu đến nhiều vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh sát Thái Lan bắt trùm buôn lậu ngà voi gốc Việt
10:09' - 21/01/2018
Truyền thông Thái Lan tối 20/1 đưa tin cảnh sát nước này vừa bắt giữ trùm buôn lậu ngà voi người Việt mang quốc tịch Thái Lan Boonchai Bạch ở tỉnh Nakhon Phanom, Đông Bắc Thái Lan.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
09:24' - 20/01/2018
Năm 2018, Ban chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Vĩnh Long tăng cường kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên đề đối với các mặt hàng, lĩnh vực còn diễn biến phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý buôn lậu ở khu vực Tây Nam bộ vẫn còn nhiều khó khăn
17:47' - 19/01/2018
Hiện nay, tình trạng buôn lậu thuốc lá, đường cát, xăng dầu và một số mặt hàng điện tử, quần áo đã qua sử dụng tại Tây Nam bộ diễn biến ngày càng phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).