Ngoại giao thương mại của Tổng thống Trump bắt đầu mang lại kết quả?
Đối với Michael Wolff, tác giả của cuốn sách "Trút lửa và cơn thịnh nộ", tính "giao dịch, đổi chác" có nghĩa là "sẵn sàng hành động để nhận lại được một cái gì đó thật nhanh chóng". Quyền lực tổng thống đã trở thành một công cụ cho các "giao dịch" gay cấn, liên tục với bất kỳ chủ thể nào và luôn vì lợi ích của nước Mỹ.
Hoạt động ngoại giao đã trở thành công cụ cho chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên", như được thể hiện qua các hành động của Washington đối với Trung Quốc, cụ thể là việc áp khoản thuế 60 tỷ USD đối với khoảng 1.000 loại sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm bảo vệ các công ty trong nước trước mối đe doạ cạnh tranh từ Bắc Kinh.Đối với cử tri thuộc các bang ở miền Trung Tây và dãy Appalachia của Mỹ, mà sự ủng hộ của họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đem lại chiến thắng cho ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, Tổng thống Mỹ đang giữ lời hứa "trấn áp" các sản phẩm "sản xuất tại Trung Quốc" và kiềm chế tình trạng mất việc làm trong tầng lớp trung lưu vốn bị tác động bởi sự bất bình đẳng kinh tế. Tổng thống Trump có lý do để tăng cường cuộc chiến với Bắc Kinh trước thềm bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới, giữa lúc ông đang tìm cách củng cố “phong trào” của mình và ngăn chặn khả năng đánh mất thế đa số tại Quốc hội về tay đảng Dân chủ.Nhưng hiện còn có nhiều lý do hơn thế. Việc áp đặt các mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc xảy ra đồng thời với việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quyết định chấp nhận một cuộc gặp với ông Trump và đình chỉ các vụ thử hạt nhân đã củng cố niềm tin của Nhà Trắng khi cho rằng chỉ bằng cách gây sức ép công khai, mạnh mẽ đối với Bắc Kinh, Washington mới có thể buộc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được những nhượng bộ thực sự từ phía Bình Nhưỡng.Đây là những "giao dịch" trong cách tiếp cận của ông Donald Trump đối với các mối quan hệ quốc tế, và chúng hầu như không liên quan gì đến nghệ thuật ngoại giao truyền thống.Những biểu hiện công khai của hoạt động ngoại giao "mang tính giao dịch, đổi chác" - gần như đều được công bố trên truyền hình - đã giúp nhân lên những tác động chính trị của các nhượng bộ đạt được. Nó thuộc về những gì mà ông Trump gọi là "nghệ thuật đàm phán".Điều này cũng giải thích cách tiếp cận với các đồng minh châu Âu - bắt đầu từ Đức - về vấn đề thuế quan. Những đồng minh này có cơ hội để tránh bị áp đặt thuế, nhưng đã phải chi nhiều hơn cho ngân sách quốc phòng với tư cách là thành viên của NATO, vốn trong hơn nửa thế kỷ đã quá phụ thuộc vào những người đóng thuế Mỹ.Cách tiếp cận "mang tính giao dịch, đổi chác" này cũng giải thích cho việc cải tổ trong chính quyền của Tổng thống Trump, thay ông Rex Tillerson bằng ông Mike Pompeo tại Bộ Ngoại giao và thay ông HR McMaster bằng ông John Bolton giữ chức cố vấn an ninh quốc gia. Động thái cải tổ này có liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, một thỏa thuận mà ông Trump không những muốn thay đổi mà còn muốn chấm dứt. Thông điệp rõ ràng nói trên nhằm vào ba chủ thể. Đối với Tehran, ông Trump muốn Thủ lĩnh Hồi giáo Iran hiểu rằng thời đại nhượng bộ của Barack Obama chắc chắn đã kết thúc. Đối với Brussels là nhằm thúc đẩy các đồng minh châu Âu thông qua một cách tiếp cận khác về vấn đề Iran. Đối với Saudi Arabia và Israel là nhằm trấn an các đồng minh Trung Đông về sự sẵn lòng của Washington trong việc bảo vệ họ trước mối đe dọa chiến lược đang gia tăng từ phía Iran.Điều khiến cho nhiều động thái của Washington được kết hợp cùng nhau là việc ông Trump sẵn sàng can dự vào một cuộc chiến công khai và rõ ràng với các đối thủ của Mỹ. Đó là với Trung Quốc trong vấn đề tự do thương mại, với Triều Tiên và Iran về vấn đề an ninh, nhằm đạt được những nhượng bộ rõ ràng từ phía đối thủ để chứng tỏ với cử tri Mỹ, những người đã từng bỏ phiếu cho ông ta. Việc Tổng thống Trump sẽ sử dụng cách tiếp cận này đối với Nga - một đối thủ hung hăng mà ông ta đã tìm cách duy trì đối thoại - như thế nào vẫn còn phải chờ xem. Nhưng xét những thành quả nghèo nàn đạt được từ vấn đề Syria cho đến vấn đề không gian mạng, ông Trump giờ đây đang xem xét lại chiến lược của mình cùng với Pompeo, Bolton và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ
16:03' - 04/04/2018
Ngày 4/4, Trung Quốc đã công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế cao hơn, trong đó có đậu tương, xe ô tô và hóa phẩm.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia: Mỹ đang hại chính mình với việc tăng thuế
14:10' - 04/04/2018
Thay vì mang lại lợi ích cho nước Mỹ, những quyết định của Mỹ áp thuế đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc vừa qua sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và người tiêu dùng hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm triển vọng cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga tại Nhà Trắng
10:28' - 04/04/2018
Chính quyền Washington mới đây cho biết họ tán thành kế hoạch tổ chức cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA làm nóng Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ
14:13' - 03/04/2018
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy nhằm đạt thỏa thuận sơ bộ về hiện đại hóa Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tìm giải pháp cho tình trạng thiếu lao động
09:16' - 21/12/2024
Theo quyết định của chính phủ Hàn Quốc, số lượng lao động theo thị thực lao động E-9 cho năm tới được ấn định ở mức 130.000 người, giảm 35.000 lao động so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
08:17' - 21/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hạ viện Mỹ chiều tối ngày 20/12 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc
18:40' - 20/12/2024
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.