Nguy cơ các đối tượng khủng bố “hồi hương” về châu Âu (Phần 1)
Báo cáo mới được trình lên Ủy viên Quốc phòng - An ninh của Liên minh châu Âu (EU) và được đăng trên trang elmoudjahid.com cho hay có khoảng hơn 5.000 người châu Âu đã gia nhập Daesh tại Syria hoặc Iraq trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016. Trong số đó, có từ 1.200 đến 3.000 người có thể trở lại lãnh thổ châu Âu.
Trong tiếng Arab, Daesh là từ viết tắt của Al-Dawla al-Islamiya fi Iraq wa ash-Sham, có nghĩa Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Al-Shams.
Ngày 31/7/2017, mạng lưới của châu Âu về nâng cao nhận thức về sự cực đoan (Radicalisation Awareness Network - RAN), được Uỷ ban châu Âu sáng lập năm 2013, đã xuất bản một báo cáo về tình trạng các chiến binh thánh chiến nước ngoài đã từng đứng trong hàng ngũ của Daesh trở về quê hương.Theo đó, có tổng số hơn 42.000 chiến binh nước ngoài, đến từ hơn 120 quốc gia đã tham gia vào hàng ngũ của các tổ chức khủng bố trong giai đoạn kể từ 2011 đến 2016, trong đó khoảng 5.000 đến từ các nước châu Âu. Đỉnh điểm của quá trình này là năm 2015, sau đó giảm dần. Năm 2016, chỉ còn một số ít người tham gia các hoạt động khủng bố tại Syria.
Nếu như vương triều của Daesh bị thất bại về mặt quân sự hoặc sụp đổ, số lượng các chiến binh nước ngoài quay trở lại châu Âu (đặc biệt là Áo, Phần Lan, Hà Lan, Thuỵ Điển và Anh quốc) dự kiến sẽ tăng lên. Tỷ lệ trở về quê hương của các đối tượng khủng bố kể trên là từ 20 - 30%, tuỳ theo từng nước.Theo ước tính, có khoảng 1.200 đến 3.000 người có thể trở lại châu Âu, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi. Đối với Pháp, có khoảng 460 trẻ em sống tại khu vực Iraq - Syria có khả năng trở lại nước này. Một nửa trong số đó dưới 5 tuổi và 1/3 sinh ra trong vùng lãnh thổ do Daesh kiểm soát.Đối với những “người trở về”, báo cáo chú trọng phân biệt những điểm khác nhau về nhân thân và vai trò của từng người đối với Daesh. Nam giới có nhiều cơ hội để trở về với kinh nghiệm chiến đấu, phải đối mặt với nguy hiểm và buộc phải thực hiện những công việc tàn bạo, giữ các vai trò khác nhau trong các vùng lãnh thổ bị Daesh chiếm đóng.Phụ nữ được phân biệt bởi tầm quan trọng của họ trong gia đình và khả năng giáo dục những chiến binh trong tương lai. Họ có thể đã được dẫn dắt bởi một ý muốn đoạt lấy quyền lực và có vai trò trong xây dựng “vương triều”. Họ cũng thường xuyên tham gia vào hoạt động tuyển lựa và truyền bá học thuyết, đặc biệt là đối với trẻ em.Trẻ em là nạn nhân của sự truyền bá mạnh mẽ hệ tư tưởng, học vấn và xã hội. Các bé trai được tuyển lựa từ khi 9 tuổi để chiến đấu và tham gia vào các hoạt động bạo lực, trong khi các bé gái thường bị buộc phải ở nhà cùng mẹ để học cách hỗ trợ người chồng tương lai của mình. Bé trai và bé gái đều phải chịu những chấn thương trầm trọng khi quay về.
Trong số họ, một số đã rời khỏi châu Âu với gia đình hoặc một mình để sống trong tổ chức khủng bố. Một số khác được sinh ra trong các khu vực xung đột và sau đó đi đến châu Âu. Một số lại được sinh ra trên đất châu Âu với cha, mẹ hoặc cả hai đã tham gia vào một hoạt động khủng bố nào đó. Trẻ em sau đó được tính là “người trở về” vì nguồn gốc xuất xứ của cha mẹ.Sự trở lại của những trẻ em, vị thành niên và thanh niên này, gây ra nhiều thách thức. Đặc biệt là quá trình bình thường hoá và tái hoà nhập xã hội, cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay sau khi họ trở về. Báo cáo cũng ủng hộ việc phát triển các nghiên cứu về những chấn thương và sự tuyên truyền mà những trẻ em này đã phải đón nhận, và việc đào tạo nghề để các em có thể kiếm sống sau này.Những lý do khiến các chiến binh và gia đình họ phải trở về quê hương là rất đa dạng. Một số đã được gửi về hoặc tự quay trở về để thực hiện tại đất nước mình các hoạt động tấn công, như là Abdelhamid Abaaoud, gây ra vụ tấn công ngày 13/10/2016 tại Paris và Saint-Denis.Một số khác, không hề tỏ ra ăn năn, mong muốn được sinh sống trong những điều kiện vật chất tốt hơn đã bị bắt và buộc phải trở lại đất nước của mình. Một số khác, đã hối cải hoặc thất vọng vì những gì mình đã thấy, cảm nhận trong quá trình tham gia tổ chức khủng bố.
Các tác giả của báo cáo cuối cùng đã phân biệt được hai thế hệ “người trở về”. Nhóm đầu tiên bao gồm chủ yếu những người đàn ông đã trở về, hết ảo ưởng, ít bạo lực hơn và tương đối tự do để rời khỏi các vùng lãnh thổ do khủng bố kiểm soát.Nhóm thứ hai là những chiến binh hiện tại. Đó là những người thiện chiến hơn, được gắn với hệ tư tưởng và có thể trở lại châu Âu với mục tiêu bạo lực: tấn công các công dân châu Âu.
Xem thêm:
Nguy cơ các đối tượng khủng bố “hồi hương” về châu Âu (Phần 2)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh xác định vụ nổ tàu điện ngầm "là một hành động khủng bố"
17:13' - 15/09/2017
Ngày 15/9, cảnh sát Anh cho biết đã xác định vụ nổ trên tàu điện ngầm ở phía Tây London cùng ngày là một "hành động khủng bố", khiến "một số người bị thương".
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm khủng bố tại Tây Ban Nha định dùng 100kg thuốc nổ để gây sát thương
09:44' - 15/09/2017
Nhóm khủng bố gây ra loạt vụ tấn công đẫm máu tại Tay ban Nha hồi tháng 8 đã lên kế hoạch sử dụng 100kg thuốc nổ TATP để gây sát thương nhiều hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Muôn vàn khó khăn trong cuộc chiến chống lại nguồn tài trợ khủng bố
06:30' - 08/09/2017
Hai vụ tấn công gần đây nhất bằng xe ở Barcelona và Cambrils, Tây Ban Nha đã cho thấy những kẻ khủng bố hành động bằng những phương tiện phổ thông và ít tốn kém hơn với nguồn tài chính cá nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Hà Lan bắt nghi can thứ 2 sau cảnh báo khủng bố tại Rotterdam
15:53' - 24/08/2017
Cảnh sát Hà Lan vừa bắt giữ đối tượng thứ hai tình nghi liên quan tới một mối đe dọa tấn công tại thành phố Rotterdam của Hà Lan, nơi một buổi biểu diễn nhạc rock đã bị hủy bỏ vào phút chót.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.