Nhật ký Trường Sa: Những người đưa Trường Sa về gần với đất liền
Suốt đêm qua, sóng cả, gió rít ầm ầm, tàu cứ chòng chành, lúc nghiêng bên này, lúc ngả bên kia, chúng tôi như đang được trở về với tuổi thơ, được nằm trên nôi do "Mẹ Biển Đông" ru vậy!
Thi thoảng lại thấy tàu nghiêng, lắc, nổ máy di chuyển, rồi lại thả neo, lặp đi lặp lại tới 10 lần. Hỏi thuỷ thủ tàu mới biết, gió mạnh, sóng lớn, làm mỏ neo bị tuột, tàu bị trôi nên phải thả neo lại từ đầu. Thêm nữa, thành phần đáy tại đảo Đá Tây chủ yếu là san hô và cát, nên neo rất khó bám chắc. Vì vậy, các thuỷ thủ phải thay nhau, căng mắt trực cả đêm để canh neo.Sáng ra, số người bị say sóng lại gia tăng. Ngày hôm nay, thời tiết tiếp tục xấu đi. Tàu vẫn phải neo tại Đá Tây A để tránh sóng to, gió lớn. Lại thêm một ngày nghỉ tại tàu, chúng tôi mới có thời gian để tìm hiểu thêm về thuỷ thủ đoàn và chiếc tàu KN-490 - một trong những tàu kiểm ngư hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay.Tàu có chiều dài toàn bộ là 90,50 m. Chiều rộng của tàu là 14 m, chiều cao 7 m, chiều chìm thiết kế 3,75 m, chiều chìm tối đa 4,1 m. Tốc độ tối đa của tàu đạt 21 km/h.
Đặc biệt, tàu có hệ thống vây giảm lắc, giúp giảm tác động của sóng, gió biển tới thân tàu. Tàu được sản xuất tại công ty đóng tàu Hạ Long năm 2014. Theo anh Lê Văn Dương, thuyền trưởng tàu KN-490, tàu có nhiệm vụ thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, tiếp tế hàng hoá cho các đảo, kiểm ngư, tuần tra xa bờ. Cũng theo anh Dương, để đảm bảo cho hành trình dài ngày trên biển, thuỷ thủ đoàn phải thay nhau túc trực 24/24 trên đài chỉ huy lẫn dưới khoang máy. Mỗi vị trí phải bố trí ít nhất 3 người. Trong tình huống thời tiết xấu, sóng to, gió cả như hiện nay, thuyền trưởng cũng phải cử 3 người trực ở mũi tàu để theo dõi mỏ neo.Về công tác chuẩn bị cho mỗi chuyến hải trình, anh Trần Văn Nhật, thuyền phó KN-490 cho biết, trước mỗi hải trình, thuỷ thủ đoàn phải chuẩn bị kế hoạch đảm bảo cho chuyến đi an toàn và kinh tế nhất. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên nhiệm vụ được giao, tình hình thời tiết và địa hình khu vực hoạt động của tàu. Kế hoạch phải được cấp trên phê chuẩn thì hải trình mới được thực hiện. Sau khi được phê chuẩn, thuỷ thủ đoàn căn cứ vào kế hoạch đó mà thực hiện. Khi tới một khu vực biển, thuỷ thủ đoàn có nhiệm vụ vẽ chi tiết hải đồ khu vực mình đến, cũng như xác định vị trí của tàu.Công việc này rất quan trọng, vì mặc dù có sự hỗ trợ của hệ thống định vị GPS và hải đồ số của tàu, nhưng hệ thống này vẫn có sai số, hơn nữa, thực địa trên biển có thể có những thay đổi. Ngoài ra, việc vẽ chi tiết hải đồ hành trình này còn có giá trị pháp lý cho chuyến công tác.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên biển tại khu vực Trường Sa, vào dịp cuối năm âm lịch, thường có gió mùa Đông Bắc thịnh hành và gặp phải thời tiết xấu, gió mạnh, biển động dữ dội. Ngày 11/1 vừa qua, Trường Sa có gió cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh. Với thời tiết xấu như vậy, việc đưa đoàn công tác lên đảo là vô cùng nguy hiểm. Do vậy, thuỷ thủ đoàn buộc phải điện vào bờ xin phép Trung tâm điều hành cho thay đổi kế hoạch. Thay vì từ Đá Đông đi Trường Sa Đông, tàu đổi lịch trình đi Đá Tây và neo lại đây để tránh ảnh hưởng của thời tiết xấu. Theo thuyền phó Trần Văn Nhật, cụm đảo Đá Tây là nơi tránh trú bão lý tưởng vì nơi đây bên cạnh âu tàu ở đảo Đá Tây A còn có ngọn hải đăng của đảo Đá Tây B. Ngoài ra, bên cạnh Đá Tây A còn có hồ tự nhiên (là một thềm san hô rộng hơn 1,5 ha, nằm giữa khu vực biển nước sâu, khi thuỷ triều xuống thấp nhất, nó có độ sâu 15-20 m), nên tàu có thể vào đây để tránh sóng. Trong điều kiện thời tiết xấu như hiện nay, anh Đoàn Văn Duân, bí thư chi bộ tàu KN-490 dự kiến, đoàn sẽ phải ở lại vị trí này tới hết ngày 14/1. Là người từng trải, dày dạn sương gió, nhưng sống rất tình cảm và chu đáo với mọi người, anh Duân không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho thuỷ thủ đoàn, mà còn cho cả đoàn nhà báo chúng tôi. Trong sinh hoạt trên tàu, chúng tôi được quan tâm tới từng chiếc bàn chải đánh răng, dầu gội đầu, khăn mặt, trong tác nghiệp, chúng tôi được trang bị từ chiếc dép rọ để đi lại không bị trơn trượt tới chiếc mũ cối chống mưa gió. Những nhà báo bị say sóng được anh quan tâm hỏi thăm, động viên, khích lệ tinh thần, giờ cũng đã khoẻ ra, dần quen với sóng gió Trường Sa.Những ngày phải ở lại vị trí đảo Đá Tây đã trôi qua rất nhanh nhờ vào một "cây" văn nghệ rất đặc biệt trên tàu. Đó là anh Đinh Văn Công, không chỉ là một kiểm ngư viên tài ba trong điều khiển xuồng, đưa đoàn nhà báo chúng tôi lên đảo an toàn trong điều kiện sóng to gió lớn, những đợt sóng cao từ 3 tới 4 m, nhưng dưới sự điều khiển của anh, xuồng lướt qua thật nhẹ nhàng, mà anh còn là một ca sỹ thực thụ.
Những bài hát anh hát về biển và về Trường Sa, khiến chúng tôi chỉ biết lặng yên mà nghe. Đặc biệt, bài hát "Lời thỉnh cầu từ mẹ Biển Đông", một sáng tác của giáo sư tiến sỹ Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương làm mọi người lặng đi vì xúc động. Có lẽ chính tình yêu với biển, giọng ca đầy truyền cảm, kết hợp với ca từ đẹp, rất ý nghĩa về biển, đảo quê hương và giai điệu đậm chất dân ca của bài hát, thêm vào đó là khung cảnh ở giữa Trường Sa, đã giúp chúng tôi cảm nhận rõ nhất về Trường Sa thân yêu, thêm yêu và trân trọng vùng đất đầu sóng ngọn gió của tổ quốc!Lần đầu tiên đến với Trường Sa, tôi thật may mắn được đi trên chiếc tàu KN-490, một trong những chiếc tàu hiện đại nhất của lực lượng kiểm ngư Việt Nam. Và đặc biệt là tôi được đồng hành cùng với những kiểm ngư viên kiên trung, gan dạ, các anh đã dành toàn bộ tuổi thanh xuân của mình cho Trường Sa, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Các anh là những người đưa Trường Sa về gần với đất liền.../.>>> Nhật ký Trường Sa: Gặp người 22 năm gác Hải đăng Trường Sa
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lần đầu câu cá ở Trường Sa
16:58' - 09/01/2018
Những tiếng hò reo liên hồi mỗi khi có thuỷ thủ đưa lên boong tàu một chú cá béo múp. Cá thu, cá ngừ, cá trình... lần lượt được đưa lên bờ.
-
Đời sống
Đưa Tết ra Trường Sa
16:33' - 06/01/2018
Chiều 6/1, bốn con tàu vận tải đã kéo còi chào từ biệt đất liền, rời Quân cảng Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), đưa các sĩ quan, chiến sĩ, nhà báo và quà Tết ra Trường Sa.
-
Kinh tế & Xã hội
Những chuyến hàng mang theo niềm tin yêu ra Trường Sa
18:42' - 05/01/2018
Từ tháng 1/2017, Lữ đoàn 146 đã có kế hoạch chuẩn bị nhu yếu lương thực, thực phẩm đảm bảo cho quân và dân huyện đảo Trường Sa đón Tết Mậu Tuất 2018 vui tươi, đầy đủ như trong đất liền.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
6 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum vào trưa nay
16:04'
Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4.
-
Đời sống
Kiên Giang tặng quà gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn
16:03'
Sáng 4/4, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức tặng hơn 300 phần quà, gồm sữa, rau, củ quả cho trẻ em, hộ Khmer và tặng Nhà nhân ái cho gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đời sống
Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với biển đảo quê hương của tuổi trẻ Bến Tre
10:30'
Xác định tuyên truyền về bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp bộ đoàn tỉnh Bến Tre đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 4/4
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 4/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 4/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cần Thơ xây dựng kè chống sạt lở sông Ô Môn để bảo vệ dân cư
19:20' - 03/04/2025
Ngày 3/4, UBND thành phố Cần Thơ họp triển khai thi công kè chống sạt lở khẩn cấp sông Ô Môn, đoạn qua địa bàn phường Thới An (quận Ô Môn) với tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 130 tỷ đồng.
-
Đời sống
Vĩnh Phúc chỉ đạo chấn chỉnh vi phạm đất đai, đảm bảo an ninh trật tự
18:42' - 03/04/2025
Vĩnh Phúc yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang đường bộ trên địa bàn tỉnh.
-
Đời sống
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
15:52' - 03/04/2025
Vinmec không chỉ ươm mầm hạnh phúc cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn có thai, mà còn đồng hành trọn vẹn trong quá trình chăm sóc thai kỳ và đảm bảo em bé khỏe mạnh chào đời.
-
Đời sống
Đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước
10:19' - 03/04/2025
Thời gian qua, Ban Quản lý Nhà tù Hỏa Lò đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật và đưa các hoạt động trải nghiệm thu hút sự tham gia của công chúng.
-
Đời sống
Hà Nội phê duyệt hai dự án giao thông trọng điểm hơn 20.000 tỷ đồng
08:00' - 03/04/2025
Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu sẽ được triển khai trên địa bàn các quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh.