Những bệnh nguy hiểm xuất hiện ở trẻ khi thời tiết nắng nóng
Bác sĩ Trần Thu Thuỷ - Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết, các bệnh liên quan tới nắng nóng là khi mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ, dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu.
Chuột rút, kiệt sức vì nóng hay say nắng thường xuất hiện ở trẻ lớn tham gia hoạt động thể lực kéo dài dưới nắng nóng, ví dụ trong giờ chơi thể thao. Với trẻ nhỏ, bệnh chủ yếu liên quan tới nắng nóng là mất nước.
1. Mất nước
Trẻ bị mất nước khi lượng dịch thoát ra qua mồ hôi và nước tiểu lớn hơn lượng dịch uống vào. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác.
Các biểu hiện của mất nước: Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu, khóc không có nước mắt, trẻ quấy khóc, khó chịu, có vẻ ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi. Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện: mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.Xử trí khi trẻ mất nước: Nếu nghi ngờ bé bị thiếu nước, cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế.2. Chuột rút do nóng
Theo bác sĩ Thuỷ, chuột rút do nóng là tình trạng đau cơ hay co cứng cơ, thường xuất hiện ở vùng bụng, cánh tay hay cẳng chân, khi vận động quá mức trong thời tiết nóng. Trẻ hay vã mồ hôi, nhiều khi hoạt động mạnh dễ bị chuột rút kiểu này.
Ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước và muối, hàm lượng muối thấp trong cơ khiến cơ co rút đau đớn. Chuột rút do nóng cũng có thể là biểu hiện của kiệt sức do nóng.Khi trẻ có các dấu hiệu chuột rút nên ngừng hoạt động thể lực và ngồi yên ở nơi râm mát, uống nhiều nước, tiếp tục ngừng hoạt động thể lực mạnh trong vòng vài giờ sau khi hết bị chuột rút để tránh rơi vào kiệt sức hay say nắng. Tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng không cải thiện sau một giờ.3. Kiệt sức do nóng
Đây cũng là dấu hiệu cần cảnh báo trong những ngày nóng nắng này. Trẻ bị mất nước thường có dấu hiệu vã mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh và yếu, thở nhanh và nông.
Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng.Giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng các biện pháp: Cho uống nước mát, tắm nước mát, lau người bằng khăn mát, đưa trẻ tới nơi có quạt mát, điều hòa, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát.4. Say nắng
Đây là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Triệu chứng của say nắng khi thân nhiệt lên cao (trên 39,5 độ C), da nóng, đỏ và khô không ra mồ hôi, mạch nhanh, mạnh, đau đầu nhức nhối, buồn nôn, mê sảng, mất ý thức.Say nắng là tình trạng cấp cứu, có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy bác sĩ Thuỷ khuyên, khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cần nhờ người gọi xe cấp cứu trong khi tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ, nhanh chóng chuyển trẻ tới khu vực râm mát. Hạ thân nhiệt của trẻ bằng bất cứ biện pháp nào, ví dụ dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh.Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C.Nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng tăng cao ở các nhóm trẻ dưới đây:
- Trẻ dưới 4 tuổi: tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể/cân nặng cao hơn so với người lớn khiến lượng nhiệt hấp thu từ môi trường và lượng nhiệt sản sinh khi vận động đều cao hơn.
- Trẻ quá nhỏ chưa thể tự vận động để lấy nước uống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm trẻ. Trẻ đủ lớn để tự lấy nước cũng thường hay quên, không uống đủ nước.- Trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa.- Trẻ vận động quá nhiều, nhất là nếu chưa quen với nắng nóng, lại quá mập hoặc không thật khỏe mạnh.- Trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể, ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần.- Trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng.>>> Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống các bệnh trong những ngày nắng nóng
>>> Những loại nước giải nhiệt nên uống trong ngày nắng nóng
Tin liên quan
-
Đời sống
Hồ Gươm - Hà Nội những ngày nắng nóng kỷ lục
15:45' - 04/06/2017
Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ở ngưỡng trên 40 độ C. Khu phố đi bộ quanh Hồ Gươm dịp cuối tuần thường đông đúc thì lúc này rất thưa thớt, gần như không có người qua lại.
-
Kinh tế & Xã hội
“Muôn hình vạn trạng” của người dân Thủ đô đối phó với nắng nóng
20:10' - 03/06/2017
Hôm nay dưới cái nắng nóng ngoài trời ở Hà Nội lúc cao điểm đo được tới gần 50 độ C, đợt nắng đầu tiên của mùa hè năm nay được các nhà dự báo khí tượng thủy văn cho rằng hơn 40 năm mới xảy ra.
-
Đời sống
Những loại nước giải nhiệt nên uống trong ngày nắng nóng
17:33' - 03/06/2017
Mùa hè nắng nóng, thời tiết Hà Nội những ngày này lên đến hơn 40 độ. Nhiệt độ cao khiến nhiều người mỏi mệt và mất nước. Vì vậy, những ly nước giải nhiệt sẽ giúp cơ thể chúng ta cân bằng lại.
-
Tin ảnh
Người dân Hà Nội chật vật trong đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu hè
14:21' - 03/06/2017
Nắng nóng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân Thủ đô, muôn kiểu chống nắng đã được người dân áp dụng để chống lại với cái nắng gay gắt ngày hè.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai xuất hiện lại đợt nắng nóng gay gắt sau 14 năm
11:06' - 03/06/2017
Ngày 3/6, ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, theo chuỗi số liệu nhiều năm đã thu thập được, thì sau 14 năm tại tỉnh Lào Cai lại xuất hiện đợt nắng nóng dữ dội.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hậu Giang tăng cường khối đại đoàn kết qua Liên hoan nghệ thuật các dân tộc
07:32'
Hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Sở Nội vụ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang tổ chức Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang năm 2025.
-
Đời sống
Biệt động Sài Gòn – Những chiến binh quả cảm trong lòng địch
07:00'
Bằng sự mưu trí, dũng cảm và những cách đánh độc đáo, sáng tạo, lực lượng biệt động Sài Gòn đã lập nên những chiến công hiển hách, làm chấn động cả trong nước và thế giới.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 19/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Festival Phở 2025: Hội tụ tinh hoa Phở Việt 3 miền tại Hoàng thành Thăng Long
21:12' - 18/04/2025
Tối 18/4, tại Di sản Hoàng thành Thăng Long, Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" khai mạc với sự tham dự của gần 200 khách mời.
-
Đời sống
Phụ nữ dân tộc thiểu số vượt khó khởi nghiệp: Câu chuyện truyền cảm hứng
17:52' - 18/04/2025
Tại xã Đồng Nai (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), câu chuyện khởi nghiệp của người phụ nữ dân tộc thiểu số Điểu Thị Mơm (dân tộc Mạ, sinh năm 1989) ở thôn 2 đã trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/4
05:00' - 18/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 18/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tp.HCM Trình diễn 10.500 drone, bắn pháo hoa tại 30 điểm tối 30/4
21:05' - 17/04/2025
Thành phố Hồ Chí Minh đang gấp rút chuẩn bị cho chuỗi sự kiện nghệ thuật quy mô lớn mang tên “Sắc màu Thành phố Bác”.
-
Đời sống
Khi robot thành bạn đồng hành với người cao tuổi
16:25' - 17/04/2025
Tại Trung Quốc hiện nay, robot đã dần “len lỏi” vào nhiều khía cạnh của việc chăm sóc người già tại quốc gia tỷ dân này.
-
Đời sống
Giải pháp giảm nguy cơ tái phát viêm loét đại tràng
15:49' - 17/04/2025
Theo kết quả nghiên cứu mới đăng trên tạp chí The Lancet Gastroenterology & Hepatology, cắt ruột thừa có thể giúp người bệnh viêm loét đại tràng giảm nguy cơ tái phát bệnh.