Những điểm mới trong Lễ hội chùa Hương 2018
Theo ban tổ chức, năm nay sẽ siết chặt công tác quản lý, để đảm bảo mùa lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.
Kiên quyết xử lý triệt để các vi phạm
Theo Ban quản lý lễ hội chùa Hương, lễ hội chùa Hương 2018 là mốc quan trọng vừa kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Di tích thắng cảnh Hương Sơn vừa là dịp đón nhận bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, với việc Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2082/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), dự kiến, lượng khách tham gia lễ hội năm nay sẽ tăng mạnh.
Bởi vậy, ban tổ chức đã đề ra nhiều phương án nâng cao chất lượng phục vụ, kiên quyết xử lý triệt để các vi phạm, để mùa lễ hội diễn ra an toàn, kỷ cương, gắn liền phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Theo đó, trong mùa lễ hội năm nay, sẽ có khoảng 4.500 đò tham gia phục vụ du khách. Số đò này được sơn lại đồng bộ màu xanh, được gắn biển số, trang bị phao cứu sinh và giỏ đựng rác. Đặc biệt, Ban tổ chức lễ hội kiên quyết không để xuồng máy, đò gắn động cơ vận chuyển khách trên dòng Suối Yến, nhằm giữ gìn nét đẹp tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
Để đảm bảo an ninh trật tự tại lễ hội, lực lượng công an huyện cũng được tăng cường, kế hoạch phân luồng giao thông những ngày đông khách cũng được tính đến như phân luồng bằng các biện pháp nghiệp vụ hoặc tạm dừng vận chuyển khách bằng cáp treo…
Huyện Mỹ Đức đã có hoạch để tổ chức tốt ngày khai hội, ngày Phật Đản bảo đảm trang trọng, đúng nghi thức tôn giáo để lại ấn tượng đẹp cho Phật tử và du khách.
Trong mùa lễ hội chùa Hương 2018, ban tổ chức đề nghị Ban trị sự chùa Hương thống nhất phương án không phát lộc tại lễ hội, tránh hiện tượng du khách chen lấn, xô đẩy.
Các tổ kiểm tra liên ngành sẽ duy trì hoạt động liên tục trong 3 tháng diễn ra lễ hội. Lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ và xử lý các đối tượng “cò mồi”, chèo kéo, “chặt chém” giá hay các đối tượng kinh doanh hình thức “vui chơi có thưởng”, bán hàng giá cao, lừa đảo…
Ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản hoàn thành.
Năm 2017, lễ hội chùa Hương đón khoảng 1,3 triệu lượt khách (trong đó, có khoảng 7.800 lượt khách nước ngoài). Dự kiến, năm nay lễ hội sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách đến lễ chùa và du lịch.
Xứng danh Nam thiên đệ nhất động
Hương Sơn (Chùa Hương) là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Quần thể di tích Hương Sơn gồm hệ thống hang động, đền chùa.
Nơi đây không chỉ nổi tiếng với động Hương Tích, Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, Thanh Sơn, Tuyết Sơn… xen lẫn với rừng núi, hoa lá cỏ cây mà còn được tôn vinh bởi Hương Sơn nằm trong cái nôi văn hóa đặc sắc, với các phong tục, nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam.
Hương Sơn còn là một nơi có bề dầy lịch sử: lịch sử hoạt động của nghĩa quân chống Pháp; lịch sử cách mạng và kháng chiến; một địa điểm khảo cổ học; một vùng quê có truyền thống cần cù, dũng cảm; một vùng rừng núi ở giữa là đồng bằng, với nhiều đặc sản quý...
Điểm đến đầu tiên của hành trình trẩy hội chùa Hương là đền Trình hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, một ngôi đền nhỏ nằm dưới chân núi bên bìa phải của dòng suối Yến, cách bến đò khoảng 500m.
Tiếp đến là Chùa Thiên Trù. Chùa có kết cấu hài hòa từ tam bảo, tiền đường đến nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho… Đứng giữa sân chùa có thể cảm nhận được sự tráng lệ, kỳ vĩ của cảnh chùa, núi non.
Từ chùa Thiên Trù rẽ phải là hành trình đến động Hương Tích. Lối lên động quanh co, được phủ trắng bởi hoa đại. Nhìn từ bên ngoài, động như một cái hàm rồng khổng lồ, thênh thang và sâu hun hút.
Ngay chính giữa động là hòn thạch nhũ lớn có tên là Đụn Gạo. Tưởng như người xưa đã đem những thứ, như: lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc, cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật… vào hang động để thưởng ngoạn, và cất giữ muôn đời cho con cháu.
Lại có dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách rơi nhỏ giọt, làm cho không khí trong hang lúc nào cũng mát lạnh. Không khí mát lạnh cùng với những nhũ đá “long lanh như gấm dệt” làm cho Hương Sơn xứng tầm với tên gọi “kỳ quan” của tạo hóa.
Chùa Giải Oan cũng là một trong những địa điểm đáng chú ý trong quần thể Hương Sơn. Chùa được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Trong chùa có một cái giếng, nước giếng trong vắt, quanh năm không bao giờ cạn.
Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện đã dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi vào cõi Phật nên người đời gọi giếng này là giếng Giải Oan.
Hương Sơn còn nổi tiếng với các di tích Phật giáo. Tháp Chân Tịnh là một công trình kiến trúc Phật giáo trong khuôn viên chùa. Tháp có cấu trúc 3 tầng mái cao 8,5m, lắp ghép hoàn toàn bằng đá xanh, với 53 tảng đá lớn nhỏ (có tảng đá nặng tới 2,5 tấn) được khai thác, sơ chế từ núi Nhồi, tỉnh Thanh Hóa.
Việc xây dựng tháp hoàn toàn theo phương pháp cổ: Các viên đá lớn nhỏ đều có mộng, đá khi lắp ráp vào là chồng khít lên nhau, không dùng vôi vữa…
Lễ hội chùa Hương là lễ hội mang đậm nét của đạo Phật ở Việt Nam. Người có tín ngưỡng đạo Phật hành hương trong năm về chùa Hương chiếm phần đông trong tổng số du khách.
Hằng năm khi mùa xuân đến, hoa xuân nở rộ khắp các triền núi Hương Sơn, hàng triệu Phật tử cùng du khách trong và ngoài nước lại nô nức trảy hội-hành hương về nơi tâm linh đất Phật. Mật độ con người về dự lễ hội chùa Hương cộng với trường độ không gian và thời gian vô cùng rộng lớn khiến cho nơi đây xứng danh là “lễ hội vui nhất trời Nam”./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Nét đặc sắc trong Lễ hội gò Đống Đa
22:07' - 17/02/2018
Lễ hội gò Đống Đa - lễ hội tưởng niệm hoàng đế Quang Trung và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa thường được tổ chức tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán hằng năm.
-
Đời sống
Nét mới của Lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ năm nay
20:25' - 15/02/2018
Theo kế hoạch, Lễ hội phết Hiền Quan năm 2018 diễn ra từ ngày 26 - 28/2 (tức ngày 11- 13 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
-
Kinh tế & Xã hội
Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Hoa đào Xứ Lạng
22:00' - 10/02/2018
Lễ hội Hoa đào Xứ Lạng quy tụ hơn 340 cây đào đẹp nhất được tuyển chọn từ các xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
-
Đời sống
Đường dây nóng đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội Xuân năm 2018
21:02' - 09/02/2018
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã thiết lập hệ thống số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về hoạt động vận tải, tình hình trật tự an toàn giao thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 25/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 25/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 25/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cleveland Clinic phá vỡ tiền lệ, xây dựng “từ vạch xuất phát” một bệnh viện quốc tế tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam
15:50' - 24/04/2025
Sự hiện diện của bộ đôi thương hiệu Vinmec và Cleveland Clinic sẽ góp phần thiết lập những tiêu chuẩn sống cao cấp và hiện đại bậc nhất thế giới tại Vinhomes Green Paradise.
-
Đời sống
Thế hệ trẻ Việt Nam-Cuba cùng nhau vun đắp tình hữu nghị đặc biệt song phương
10:44' - 24/04/2025
Lễ hội tình bạn Cuba-Việt Nam đã tôn vinh tình đoàn kết, hữu nghị thủy chung, son sắc giữa hai dân tộc anh em qua các tiết mục biểu diễn của các đoàn viên, thanh niên Việt Nam đang học tập tại Cuba.
-
Đời sống
Kỷ lục chiếc bánh dâu tây dài tới 121m
10:34' - 24/04/2025
Với nguyên liệu gồm 4.000 quả trứng và cả một xe tải chở đường cùng kem tươi, các nghệ nhân làm bánh ngọt người Pháp ngày 23/4 đã hoàn thành tác phẩm ẩm thực ấn tượng: chiếc bánh dâu tây dài 121,8m.
-
Đời sống
Sơn Chà - hòn đảo hoang sơ ít người biết giữa lòng Đà Nẵng
07:30' - 24/04/2025
Tựa như viên ngọc xanh đặt cạnh núi Hải Vân, đảo Sơn Chà (có tên gọi khác Hòn Chảo, đảo Ngọc) là một hòn đảo còn hoang sơ, tuyệt đẹp, vừa được thành phố Đà Nẵng tiếp quản từ tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Đời sống
Thức giấc giữa đại ngàn: Chè cổ thụ trăm năm vào vụ ở Tây Côn Lĩnh
06:00' - 24/04/2025
Những ngày cuối tháng Tư, trên độ cao gần 2.000 mét, hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vào vụ Xuân, cũng là thời điểm người dân bắt đầu thu hái chè Xuân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/4
05:00' - 24/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 24/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer
21:31' - 23/04/2025
Tháp 4 sư liệt sĩ nằm tại khu phố Minh Phú, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (Kiên Giang) là nơi thờ tự hài cốt 4 vị sư liệt sĩ.
-
Đời sống
Hơn 80% rạn san hô toàn cầu bị ảnh hưởng sau đợt tẩy trắng lớn nhất lịch sử
20:49' - 23/04/2025
Ngày 23/4, các nhà khoa học cảnh báo một cuộc khủng hoảng môi trường chưa từng có đang diễn ra khi có hơn 84% diện tích rạn san hô trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tẩy trắng hàng loạt.