Những điều ít biết về Lễ hội Gióng tháng Giêng âm lịch
Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người có công đánh thắng giặc Ân, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm.
Truyền thuyết Thánh Gióng
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng.
Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.
Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.
Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền.
Những điều ít biết về Lễ hội Gióng tháng Giêng âm lịch
Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng 4 Âm lịch và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng Giêng Âm lịch.
Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ... tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội.
Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng…
Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh. Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm (khu đất ven hồ sen đầu làng Đổng Viên, cách đền Thượng chừng 2 km) và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia.
Chiến trường là 3 chiếc chiếu, mỗi chiếu có 1 chiếc bát to tượng trưng cho núi đồi, úp trên 1 tờ giấy trắng tượng trưng cho mây trời. Vây quanh là đại quân của Gióng và phía bên kia là đại quân của 28 nữ tướng giặc (biểu tượng cho yếu tố âm).
Sau nghi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kỵ là lá cờ bị cuốn vào cán, bởi theo niềm tin của cư dân nơi đây thì đó là điềm rủi.
Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm.
Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 6 đến 8 tháng Giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội.
Từ xa xưa, việc rước đã được phân công cụ thể cho từng thôn chuyên trách và đi theo theo thứ tự: Trước hết là thôn Vệ Linh rước giò hoa tre, tiếp theo là các thôn Dược Thượng rước voi, Đan Tảo rước trầu cau, Đức Hậu rước ngà voi, Yên Sào rước cỏ voi (thân cây chuối), Yên Tàng rước tướng và mấy năm gần đây có thêm thôn Xuân Dục rước "Cầu Húc" (quả cầu tượng trưng cho mặt trời theo tín ngưỡng thờ thần mặt trời có từ xa xưa của cư dân nơi đây).
Sau phần nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật trang trọng, linh thiêng, là hai hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng ở đền Sóc. Đó là tục "cướp hoa tre" cầu may và tục chém "tướng" (giặc) được diễn xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ.
Trên thực tế, ngoài 2 hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù, Hà Nội còn có hơn 10 hội Gióng nữa (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (quận Long Biên)...
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở đền Phù Đổng (tương truyền đây là nơi Thánh Gióng sinh ra) và Hội Gióng ở đền Sóc (nơi Thánh Gióng bay về trời) là lễ hội có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng.
Tại đây, những nghi thức được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam.
Đây cũng chính là lý do để ngày 16-11-2010, tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNESCO đã chính thức công nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.
>>> Lễ hội đền Trần năm 2017: Sẽ tổ chức phát ấn từ 5h ngày 15 tháng Giêng
>>> Lễ hội đền Trần - Thái Bình năm 2017 sẽ diễn ra trong 5 ngày
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dâng cúng bánh tét Quốc Tổ Hùng Vương nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu
12:15' - 24/01/2017
Ngày 24/1, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cùng đoàn đại biểu đã dự Lễ dâng cúng bánh tét Quốc Tổ Hùng Vương tại Đền Thượng, Khu tưởng niệm các Vua Hùng, Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Đời sống
Nhộn nhịp làng bánh chưng ngày Tết
21:02' - 21/01/2017
Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được coi là cái nôi của nghề gói bánh chưng dâng Vua Hùng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương.
-
Đời sống
Lễ hội đền Trần - Thái Bình năm 2017 sẽ diễn ra trong 5 ngày
15:47' - 20/01/2017
Lễ hội đền Trần - Thái Bình năm nay sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18 tháng Giêng năm Đinh Dậu 2017 (tức từ ngày 9 - 14/2 dương lịch).
-
Đời sống
Đổ xô "săn lùng" gà 6 cựa Mẫu Sơn đón Tết Đinh Dậu
09:52' - 20/01/2017
Gà 6 cựa Mẫu Sơn là giống gà độc đáo ở khu vực núi Mẫu Sơn và Công Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Loại gà này có chất lượng thịt rất thơm ngon nên được nhiều người lùng mua trong dịp Tết Đinh Dậu.
-
Đời sống
Thành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội Đường sách Tết Đinh Dậu diễn ra từ ngày 25-31/1
12:52' - 19/01/2017
Lễ hội Đường sách Tết Đinh Dậu năm 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh có chủ đề “Thành phố mang tên Bác – Khát vọng ngời sáng” sẽ được tổ chức từ ngày 25- 31/1 (mùng 4 Tết Đinh Dậu).
-
Đời sống
Các hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn tại Tp. HCM chào Tết Đinh Dậu 2017
15:08' - 18/01/2017
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán 2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí chào mừng Xuân mới được tổ chức ở hầu hết các quận, huyện.
-
Đời sống
Gặp kỷ lục gia làm 70 con gà bằng vỏ trứng chào đón xuân Đinh Dậu 2017
18:36' - 17/01/2017
Nghệ nhân Nguyễn Thanh Tâm ( 65 tuổi, ngụ Q. Gò Vấp – TP. Hồ Chí Minh) đang miệt mài làm 70 con gà bằng vỏ trứng để kịp chào đón xuân Đinh Dậu 2017.
-
Kinh tế tổng hợp
Tết về, ghé thăm làng làm hương lâu đời nhất Việt Nam
07:22' - 17/01/2017
Những ngày cận Tết, cả làng hương xạ Cao Thôn (Hưng Yên) với lịch sử hơn 200 năm (là một trong những làng làm hương cổ nhất) lại nhộn nhịp để mang nét quê đi khắp đất Việt.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Khám phá thành phố Taxco - “thủ đô bạc” của Mexico
07:00'
Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 12/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 12/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 12/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Kết nối hỗ trợ, bảo vệ trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, Hà Nội
19:12' - 11/07/2025
Cô giáo chia sẻ, do cháu không ngủ trưa cô phạt, nhà trường mong muốn gia đình bỏ qua sự việc nhưng gia đình không đồng ý.
-
Đời sống
Hà Nội: Hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 768.000 học sinh tiểu học
16:20' - 11/07/2025
Hà Nội dự kiến sử dụng tổng kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học tại các trường công lập và tư thục ở thành phố.
-
Đời sống
Ngày Dân số Thế giới 11/7: Dân số thế giới sẽ đạt đỉnh vào giữa những năm 2080
15:47' - 11/07/2025
Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11/7 hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu.
-
Đời sống
Rùa biển quý hiếm bất ngờ trở lại Hòn Cau đẻ trứng
15:45' - 11/07/2025
Đây là lần thứ 2 trong năm, cá thể rùa mẹ nói trên quay lại Hòn Cau để đẻ trứng. Lần trước vào ngày 23/6 với ổ trứng có 108 trứng. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng.
-
Đời sống
Giữ hồn dân tộc qua những lớp học chữ Khmer
14:30' - 11/07/2025
Những năm qua cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học.
-
Đời sống
FPT Play sở hữu độc quyền bản quyền Giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á Mandiri Cup 2025
13:33' - 11/07/2025
FPT Play vừa công bố trở thành đơn vị sở hữu độc quyền bản quyền và sẽ phát sóng trọn vẹn giải ASEAN U23 Mandiri Cup2025 tại Việt Nam.
-
Đời sống
Đà Lạt - điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa Hè 2025
10:49' - 11/07/2025
Đà Lạt xuất hiện nổi bật trong top 5 điểm đến với chi phí phải chăng nhất châu Á mùa hè, cho thấy sức hút ngày càng lớn của thành phố cao nguyên.