Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
Hồi tháng 4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế cơ bản 10% và các mức thuế bổ sung lên tới 50% đối với nhiều quốc gia, nhưng sau đó ông đã trì hoãn ngày có hiệu lực của tất cả các mức thuế, ngoại trừ mức thuế cơ bản 10%, cho đến ngày 9/7 sau một đợt hoảng loạn trên thị trường.
Chính quyền Mỹ ban đầu cho rằng Washington sẽ đạt được hàng chục thỏa thuận với các nền kinh tế chủ chốt trước hạn chót ngày 9/7. Tuy nhiên, khi thời gian tạm dừng áp thuế quan trong 90 ngày kết thúc trong tuần này, Tổng thống Trump đã công bố một loạt mức thuế mới cho nhiều quốc gia khác nhau, nhưng lại trì hoãn việc thực thi chúng cho đến tháng sau.Đầu tuần này, ông Trump đã thông báo cho Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia khác rằng họ sẽ phải đối mặt với mức thuế ít nhất là 25% bắt đầu từ tháng Tám tới, trừ khi nhanh chóng đàm phán các thỏa thuận.
Đến ngày 9/7, ông đã công bố thêm các mức thuế đối với các quốc gia như Philippines, Sri Lanka và Algeria.
Đáng chú ý, Tổng thống Mỹ còn đưa ra mức thuế 50% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Brazil. Đáp lại, Tổng thống Brazil, ông Luiz Inácio Lula da Silva, đã đe dọa sẽ đáp trả bằng mức thuế đối ứng 50% đối với hàng hóa Mỹ. Brazil là một trường hợp khác thường trong số các mục tiêu thuế quan gần đây của ông Trump vì nước này có thâm hụt thương mại với Mỹ, trong khi hầu hết các quốc gia khác đều có thặng dư lớn.
Ngày 10/7, ông Trump tiếp tục thông báo Mỹ sẽ áp mức thuế 35% đối với hàng nhập khẩu từ Canada, dù các cuộc đàm phán giữa hai nước đang diễn ra và Thủ tướng Mark Carney tháng trước đã hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số vốn từng bị Tổng thống Mỹ chỉ trích. Ông Carney cho biết chính phủ của ông sẽ tiếp tục bảo vệ người lao động và doanh nghiệp Canada trong các cuộc đàm phán và nỗ lực hướng tới hạn chót ngày 1/8. Cũng trong ngày 10/7, ông Trump cho biết sẽ sớm gửi một lá thư về thuế quan tới Liên minh châu Âu (EU), đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. EU và Mỹ đang tiến gần đến một thỏa thuận thương mại "khung" cấp cao nhằm tránh mức thuế 50% đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu từ khối này. Các mức thuế quan cao được công bố trong tuần dao động từ 25-50%, trong đó một số mức thuế khắc nghiệt nhất được áp đặt lên các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, bao gồm 32% đối với Indonesia, 36% đối với Campuchia và Thái Lan, và 40% đối với Lào và Myanmar.Trong chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tìm cách trấn an các nền kinh tế lớn trong khu vực. Ông nói rằng các nước ở đây có thể nhận được các thỏa thuận thương mại "tốt hơn" so với phần còn lại của thế giới. Trước khi ông Rubio đến Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã chỉ trích các mức thuế này tại phiên khai mạc hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.
Tuần này, bên cạnh các mức thuế đối với các đối tác thương mại, ông Trump còn công bố các mức thuế theo ngành, trong đó có lời đe doạ áp thuế lên tới 200% đối với dược phẩm nước ngoài. Ngoài ra, Tổng thống Trump ngày 9/7 đã công bố mức thuế quan mới 50% đối với kim loại đồng, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8, nhằm thúc đẩy sự phát triển trong nước của ngành công nghiệp này, vốn có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực quốc phòng, điện tử và ô tô. Giá đồng đã tăng lên mức cao kỷ lục tại Mỹ sau thông báo này.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết ông dự kiến sẽ đưa ra một vài thông báo thương mại trong tuần này, nhưng cho đến nay Mỹ mới chỉ đạt được hai thỏa thuận với các đối tác thương mại. Thỏa thuận đầu tiên với Vương quốc Anh, được ký vào ngày 8/5, bao gồm mức thuế 10% đối với hầu hết hàng hóa của Anh, kể cả ô tô, và mức thuế 0% đối với thép và nhôm. Thỏa thuận thứ hai được Tổng thống Trump tuyên bố đã đạt được với Việt Nam vào tuần trước. Tổng thống Trump ngày 10/7 cho biết các mức thuế trên đã được “đón nhận rất tích cực”, trong đó thị trường chứng khoán đã có thời điểm đạt mức cao kỷ lục mới trong tuần này. Các nhà phân tích cho rằng giới đầu tư đã quen với cách thức đe dọa áp thuế của ông Trump. Và với việc thời hạn áp thuế mới nhất được lùi đến ngày 1/8, nhiều người dự đoán rằng các cuộc đàm phán sẽ xoa dịu cuộc chiến thương mại. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã khép lại một tuần ngập tràn những thông báo về thuế quan này bằng số liệu cho thấy nguồn thu từ thuế hải quan trong tháng 6/2025 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước, lên tới 27,2 tỷ USD. Đây là kết quả từ các mức thuế cao do Tổng thống Donald Trump ban hành gần đây, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên nguồn thu từ thuế quan vượt mốc 100 tỷ USD trong chín tháng của một năm tài chính. Dữ liệu cho thấy nguồn thu từ thuế quan đang bắt đầu trở thành một khoản đóng góp đáng kể cho ngân sách, chỉ sau thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, thuế thu nhập cá nhân không khấu trừ và thuế doanh nghiệp. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nhấn mạnh rằng Washington đang "gặt hái thành quả" từ chương trình nghị sự thuế quan của Tổng thống Trump. Ông dự báo nếu duy trì tốc độ hiện tại, nguồn thu thuế quan có thể đạt 300 tỷ USD trong năm 2025 - đặc biệt sau khi các mức thuế mới như thuế 50% đối với đồng nhập khẩu và thuế đối ứng đối với hàng hóa từ các quốc gia khác bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2025. Tuy vậy, một số chuyên gia kinh tế cảnh báo nguồn thu thuế quan có thể không bền vững khi các doanh nghiệp và người tiêu dùng điều chỉnh hành vi để tránh thuế, và việc phụ thuộc quá mức vào thuế quan có thể dẫn đến rủi ro dài hạn cho ngân sách liên bang.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump thông báo mức thuế 35% với hàng hóa Canada
08:37' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mức thuế 35% sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tiếp tục công bố mức thuế quan đối với 6 quốc gia
07:39' - 10/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 tiếp tục thông báo các mức thuế quan mới với 6 quốc gia, bao gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30'
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30'
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30' - 09/07/2025
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.