Nước Pháp đối mặt với "Thứ Ba đen"
Nỗ lực cải cách của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại tiếp tục vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi dự kiến tối 2/4, nhân viên cơ quan vận lý đường sắt quốc gia Pháp SNCF sẽ bắt đầu cuộc đình công kéo dài 3 tháng, lo ngại sẽ gây trở ngại lớn cho 4,5 triệu hành khách đi tàu tại nước này.
Theo kế hoạch, nhân viên SNCF sẽ bắt đầu đình công từ lúc 19h theo giờ địa phương (tức 24h theo giờ Việt Nam). Cuộc đình công sẽ diễn ra 2 ngày mỗi tuần cho đến 28/6. Đây được xem là thách thức lớn nhất đối với các nỗ lực cải cách của Tổng thống Macron.
Báo chí Pháp đặt tên cho sự kiện này là "Thứ Ba đen", khi mà chỉ 1 trong số 8 chuyến tàu tốc độ cao TGV và 1 trong số 5 chuyến tàu khu vực còn hoạt động. Ba trong số 4 chuyến tàu Eurostar đến London và Brussels vẫn được vận hành, tàu Thalys đến Bỉ và Hà Lan cũng hoạt động gần như bình thường song sẽ không có chuyến tàu nào đưa hành khách đến Tây Ban Nha, Italy và Thụy Sĩ.
Cũng trong ngày 3/4, công nhân vệ sinh, nhân viên một số ngành năng lượng của Pháp cũng tiến hành đình công. Trong khi đó, dù không có cùng mục đích phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ, nhân viên của hãng hàng không Air France cũng tiến hành cuộc đình công lần thứ 4 nhằm yêu cầu tăng 6% lương. Các cuộc đình công của nhân viên Air France đã góp phần khiến bức tranh về tâm lý người lao động tại Pháp trở nên ảm đạm hơn.
Với tính toán rằng việc đi tàu ở Pháp đắt hơn 30% so với bất kỳ quốc gia Liên minh châu Âu (EU) nào, Chính phủ Pháp cho rằng SNCF cần cải cách sâu rộng trong bối cảnh nhiều nước đang chuẩn bị mở các tuyến đường sắt để cạnh tranh vào năm 2020. Tuy nhiên, công đoàn lo ngại những cải cách này sẽ là bước đầu tiên của kế hoạch tư nhân hóa SNCF.
Các kế hoạch cải cách của Tổng thống Pháp được cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác của Pháp tích cực hoan nghênh. Báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhận định những chính sách tăng cường tính linh hoạt của lực lượng lao động mà Tổng thống Pháp đưa ra là chìa khóa thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh.
Ngược lại, những kế hoạch này vấp phải sự phản đối của các tổ chức công đoàn và người lao động. Hàng loạt cuộc biểu tình và đình công của người lao động ở Pháp đã được tổ chức tại hầu hết các thành phố lớn, thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.
Hậu quả là các hãng hàng không phải hủy hàng trăm chuyến bay, hoạt động giảng dạy tại nhiều trường học bị gián đoạn, thậm chí có những cuộc biểu tình biến thành bạo lực, tạo thành nguy cơ gây bất ổn xã hội./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Lần thứ 3 trong tháng, Air France lại hủy 25% số chuyến bay vì đình công
17:05' - 30/03/2018
Ngày 30/3, các nhân viên của Hãng hàng không Air France (Pháp) tổ chức đình công khiến hãng phải hủy 25% số chuyến bay trong bối cảnh phong trào biểu tình vì mâu thuẫn giữa giới chủ và người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Quản giáo Pháp tiếp tục đình công đòi siết chặt an ninh nhà tù
10:16' - 23/01/2018
Các cuộc đình công của quản giáo tại Pháp tiếp diễn sang tuần thứ hai bất chấp việc hiệp hội quản giáo nước này đã tiến hành đối thoại với chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng trăm chuyến bay ở Pháp bị hủy, hoạt động giảng dạy gián đoạn do đình công
21:49' - 10/10/2017
Ngày 10/10, cuộc đình công của người lao động trong lĩnh vực công ở Pháp đã buộc các hãng hàng không phải hủy hàng trăm chuyến bay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16' - 04/04/2025
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02' - 04/04/2025
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19' - 04/04/2025
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.