Paris vẫn đứng vững sau thảm họa 13/11
Các chuyên gia kinh tế thế giới nhận định, Pháp có thể trụ vững trước cú sốc tài chính do ảnh hưởng của loạt vụ tấn công tại Paris hôm 13/11 vừa qua, bất chấp việc người dân đang xa lánh các trung tâm thương mại lớn, không đến các nhà hát và hủy các đơn đặt phòng khách sạn.
Ngoài những mất mát không thể tính được về con người, kinh nghiệm từ các vụ tấn công khủng bố tại New York năm 2001, Madrid năm 2004, London năm 2005 và Mumbai năm 2008 đã chỉ ra rằng những tác động của chúng đối với lĩnh vực kinh tế chỉ mang tính tạm thời.
Theo ước tính, vụ xả súng và đánh bom đẫm máu của các phần tử khủng bố nhằm vào thủ đô nước Pháp hôm 13/11, cướp đi sinh mạng của 130 người và làm hàng trăm người bị thương, đã làm lượng vé hòa nhạc bán ra giảm tới 80%.
Những người mua sắm cũng đã rời xa các cửa hàng sầm uất ở Paris là Printemps và Galeries Lafayette, với lượng khách hàng giảm khoảng 30-50%. Ngoài ra, các khách sạn cũng đối mặt với nhiều quyết định hủy đặt phòng.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng những phản ứng nêu trên chỉ là tạm thời.
Sau vụ đánh bom tàu hỏa tại Madrid, Tây Ban Nha ngày 11/3/2004, làm 191 người thiệt mạng và gần 2.000 người bị thương, nghiên cứu của trường Đại học Complutense ước tính GDP của riêng thành phố Madrid đã phải hứng chịu sự suy giảm 0,16% và GDP của cả " xứ sở bò tót" sụt giảm 0,03%.
Tại Anh, niềm tin của người tiêu dùng đã bị tác động mạnh sau khi 4 vụ đánh bom liên hoàn trên ba chuyến tàu điện ngầm và 1 xe buýt đã cướp đi sinh mạng của 56 người. Song các chuyên gia thuộc ngân hàng BNP Paribas nhận định sự phục hồi kinh tế ở đây vẫn diễn ra nhanh chóng.
Một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs cho biết trong các vụ tấn công tương tự ở Madrid hay London, những tác động lên các số liệu thống kê trên toàn quốc và niềm tin của toàn bộ giới tiêu dùng là tương đối nhỏ.
Song, các vụ tấn công khủng bố vừa qua ở Paris không hoàn toàn giống như thế, bởi nó diễn ra chỉ 10 tháng sau khi các tay súng cực đoan tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo, sát hại những họa sĩ biếm họa được yêu thích nhất của nước Pháp và một số người khác.
Hai nhà phân tích Dominic Bryant và Gizem Kara của BNP Paribas nói rang trong khi các vụ tấn công khủng bố ở Paris gây ra những mất mát quá lớn về con người đối với thành phố nói riêng và cả nước Pháp nói chung, thì những phản ứng tích cực từ thị trường tài chính trước những hành động tàn ác và quá khứ đau thương ấy cho thấy dường như tác động của chúng lên nền kinh tế là không quá lớn.
Mặc dù đây là vụ tấn công khủng bố thứ hai mà Paris phải gánh chịu chỉ trong chưa đầy 12 tháng, song sự phục hồi kinh tế của Pháp vẫn tương đối nhanh.
Dường như các nhà đầu tư sẽ không có ý định bỏ rơi quốc gia này. Muriel Penicaud, Giám đốc điều hành Cơ quan đại diện thương mại Pháp Business France, nhận định đầu tư là một quyết định dài hạn, liên quan đến chiến lược hợp tác. Dù nguy cơ bị tấn công khủng bố đang là mối lo ngại lớn ở trong và ngoài châu Âu, song nhu cầu đầu tư nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường… vào các nước khác vẫn rất quan trọng trong chiến lược của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Philippe Gudin tại Ngân hàng Barclays, dù sức mua đang dần phục hồi sau vụ khủng bố ở Paris, song tác động lên ngành du lịch có thể sẽ kéo dài hơn. Ông Gudin cho biết các vụ tấn công nhằm vào dân thường ở một nước châu Âu có thể gây ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, một mối đe dọa lớn ở nơi mà động lực phát triển cả châu Âu chính là nhu cầu của người tiêu dùng.
Du lịch có thể bị ảnh hưởng lâu dài hơn, tác động đến các hoạt động kinh tế trong quý cuối của năm 2015. Và những tác động dài hạn hơn thì chưa thể tính được.
H.H (Theo AFP)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.