Phát triển bền vững kinh tế biển: Bài 1- Chưa tương xứng với tiềm năng
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn diện trên cơ sở khoa học tiên tiến, với sự tham gia và phối hợp giữa các bên có liên quan ở tầm quốc gia cũng như khu vực, không chỉ chú trọng khai thác tiềm năng hiện có mà cần coi trọng việc bảo tồn để khai thác tốt hơn tiềm năng trong tương lai.
Mặt khác, nên cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển nhằm phát triển kinh tế biển thật sự bền vững, lâu dài đang là vấn đề đặt ra hiện nay.
Đa dạng tiềm năng
Cả nước đã có 9 cảng biển và 15 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên đến 662.249 ha, thu hút khoảng 700 dự án do nước ngoài và trong nước đầu tư, với tổng số vốn gần 33 tỷ USD và 330.000 tỷ đồng.
Số dân cư sống ở các vùng ven biển tăng lên rất nhanh, bao gồm hàng triệu người làm nghề vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy sản, dầu khí, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… Nhiều thị trấn, thị tứ, khu nghỉ dưỡng đã hình thành dọc theo chiều dài ven biển của đất nước.
Nhưng những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, bởi Chiến lược phát triển kinh tế biển chưa được quán triệt trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nông ngư dânViệc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua chưa quan tâm đầy đủ đến đào tạo nhân lực, chưa lồng ghép các chương trình phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo.
Nhiều địa phương, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cư dân ven biển còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế biển bền vững, chưa nhận thức đầy đủ ngành kinh tế biển là ngành đầu tiên chịu sự thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu vẫn là cơ chế, chính sách chưa đủ thông thoáng.
Cơ chế, chính sách đối với kinh tế biển không có gì đặc thù đáng kể so với khung chính sách chung, đều trong khuôn khổ các luật quốc gia như Luật Đầu tư, Thương mại, Hải quan...Nhưng kinh tế biển mang tính đặc thù nên cần có một cơ chế, chính sách đặc thù, khác biệt với cơ chế, chính sách chung hiện hành.Các chính sách mang tính địa phương lại cần lưu ý những quy định, chính sách phù hợp cho kinh tế biển phát triển. Trong đó cần có chính sách phát triển khoa học, chính sách bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu… Ngoài ra, hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, nâng các tiêu chuẩn này lên mức ngang với tiêu chuẩn của các nước phát triển.
Nước ta hiện có hơn 300 khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất tương đối giống nhau, 15 khu kinh tế không có sự khác biệt nhiều nên chưa hình thành được kinh tế vùng-yếu tố cấu thành nên nền kinh tế quốc dân có năng lực cạnh tranh cao.Do đó, cần xây dựng quy hoạch phát triển không gian biển toàn diện trên cơ sở khoa học tiên tiến với sự tham gia và phối hợp giữa các bên có liên quan ở tầm quốc gia cũng như khu vực. Không chỉ chú trọng khai thác tiềm năng hiện có mà cần coi trọng việc bảo tồn để khai thác tốt hơn tiềm năng trong tương lai.
Để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu vì biển thì phải khai thác thế mạnh ở tất cả các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Cà Mau, đồng thời phát huy tốt nhất lợi thế và khắc phục nhược điểm của từng vùng kinh tế, từng địa phương để tránh lãng phí nguồn lực. Cộng hưởng đa ngành và liên vùng Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nghiên cứu khoa học về biển đã ghi nhận nhiều thành tựu mới, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như quản lý tài nguyên môi trường biển như mở rộng, bổ sung, điều tra khái quát tài nguyên môi trường ở nước ta; hoàn thiện điều tra khái quát vùng biển ven bờ và bước đầu mở rộng ra vùng biển xa bờ.Song để phát triển kinh tế biển được bền vững, rất cần sự cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển.
Kết quả nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển giai đoạn gần đây cho thấy, so với thời gian trước, giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến, đổi mới nhiều về tư duy và phạm vi nghiên cứu.Cụ thể trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn và động lực học biển, lĩnh vực này đã xây dựng được quy trình công nghệ dự báo hạn ngắn bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển; ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ; dự báo các quá trình thủy thạch động lực ở vùng biển ven bờ, đánh giá biến động của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các công trình nghiên cứu về các bồn trầm tích Đệ Tam đã khái quát hoá một cách khoa học, logic về lịch sử địa chất để từ đó phục vụ đắc lực cho tìm kiếm thăm dò dầu khí.Đặc biệt, đề tài “Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính – Vũng Mây” năm 2008 – 2010 lần đầu tiên đã xác định được những đặc điểm cơ bản về cấu trúc, kiến tạo, địa chất dầu khí bồn trầm tích của các khu vực này.
Các hoạt động điều tra về đa dạng sinh học biển cũng được chú trọng, mở rộng nghiên cứu sinh vật biển ra vùng xa bờ, vùng nước sâu. Ngoài việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi truyền thống, còn có các hoạt động nghiên cứu, phát hiện, triển khai công nghệ khai thác tiềm năng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, dược liệu, nguyên liệu công nghiệp từ sinh vật biển.
Riêng lĩnh vực nghiên cứu năng lượng, kỹ thuật công trình và công nghệ biển có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.Nhiều công trình nghiên cứu các trạm phát điện tổng hợp gồm điện mặt trời và điện gió đã được nghiên cứu và áp dụng tại Cù Lao Chàm; tính toán khai thác năng lượng gió cho một số vùng biển, hải đảo Quan Lạn, Cô Tô...
Nước ta cũng đạt được nhiều thành tựu về công nghệ dự báo biển, công nghệ khai thác tài nguyên biển cùng với công nghệ tách chiết các hợp chất thiên nhiên trên biển phục vụ kinh tế-xã hội. Đã có số liệu đánh giá tương đối hoàn chỉnh tiềm năng nguồn lợi hải sản, khoáng sản, dầu khí trên toàn vùng biển nước ta, bao gồm cả vùng biển gần bờ và xa bờ.Xuất bản được bộ chuyên khảo “Biển Đông” gồm 4 tập và bộ “Atlas biển Việt Nam và kế cận” gồm 60 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 – 2.000.000, tuyển 8 tập các kết quả chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ biển, được coi như kết quả hoạt động điều tra khảo sát khái quát vùng biển đầu tiên của nước ta từ trước đến nay.
Đồng thời đánh giá đầy đủ hơn đa dạng sinh học biển và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam; mở rộng và nâng cao nghiên cứu phục vụ xây dựng công trình và quản lý biển; phát triển được lực lượng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng, quan hệ quốc tế được mở rộng…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam còn thiếu một chiến lược tổng quát về khoáng sản năng lượng biển, chưa xây dựng được một bản đồ về tiềm năng khoáng sản năng lượng cho toàn vùng biển một cách chính xác. Chiến lược thăm dò, khai thác dầu khí chưa thật sự rõ ràng, còn phụ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài.cứu sinh vật, sinh thái vùng biển sâu và đảo xa bờ còn chậm và lúng túng, thậm chí bất lực trước yêu cầu ngăn chặn sự suy thoái nguồn lợi, các hệ sinh thái. Không những vậy, việc ô nhiễm dầu do các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển bằng các máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu cũng rất đáng cảnh báo.
Theo thống kê, cứ trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu thì có đến 50% là do hoạt động trên gây ra. Nghiên cứu khoa học biển cũng có nhiều đặc thù khác với những nghiên cưu trên đất liền, nhưng không phải đó là lý do để đầu tư nghiên cứu một cách lãng phí. Tại các cuộc họp liên quan đến khoa học và công nghệ biển, rất nhiều các nhà khoa học đã phải thừa nhận tình trạng này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng phát triển kinh tế biển theo hướng "vươn xa"
18:39' - 04/09/2016
Cho đến nay, sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX), Đà Nẵng tiếp tục khẳng định “thương hiệu” bằng những cách làm sáng tạo, đột phá, phát triển đầy sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế biển tại Huế - Bài 2: Khôi phục thế mạnh sinh thái và thủy sản
14:28' - 04/09/2016
Phương hướng phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế là tập trung khai thác thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp...
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế biển tại Huế- Bài 1: Hiệu quả từ kết nối giao thông vùng
14:04' - 04/09/2016
Huế có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, cái khó của địa phương là sản xuất theo lối đánh bắt tự nhiên, dịch vụ hậu cần nghề cá ít, sản phẩm khó tiêu thụ do địa hình chia cắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Bình Định phát triển thành trung tâm kinh tế biển
21:15' - 03/09/2016
Điều kiện giao thông đường bộ của Bình Định tương đối thuận lợi; đường hàng không có sân bay Phù Cát, cách Quy Nhơn 20 km đang được nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.