Phơi, đốt rơm rạ trên các quốc lộ: Hiểm họa khôn lường
Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã vào cuộc, đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức của bà con ở nhiều nơi vẫn còn là một bài toán cần có nhiều thời gian để tìm ra lời giải.
* Vì lợi ích cá nhân, gây nguy hiểm cho cộng đồng Tại các huyện ở một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, .. vào những ngày cuối mùa gặt lúa, tình trạng xâm lấn mặt đường đã trở nên phổ biến. Người dân "làm việc" trên lòng đường nhiều hơn dưới ruộng.Đường càng to, càng được bà con "trưng dụng" và coi nó như sân phơi của nhà mình. Những ngày trời nắng, mặt đường trở thành nơi lý tưởng để nông dân mang rơm, rạ, thóc lúa ra phơi. Nhiều hộ đã trải những tấm bạt rộng hàng chục mét vuông ra đường để phơi thóc. Người tham gia giao thông trên các tuyến tỉnh lộ, đường liên huyện phải "vừa đi vừa né".
Đã có rất nhiều phương tiện phải hứng chịu hậu quả từ việc tận dụng mặt đường như thế này. Nhẹ thì bị rơm, rạ quấn vào bánh xe gây chết máy, nặng sẽ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Gần đây nhất, vào giữa tháng 6/2018, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra hai vụ ô tô bốc cháy ngùn ngụt giữa trưa nắng.
Nguyên nhân được xác định là do hai chiếc xe bị rơm phơi trên đường quấn vào gầm xe, sức nóng từ ống xả và nhiệt độ cao khiến rơm bắt lửa, cháy lan lên xe. Tuy đã được người dân xung quanh nỗ lực dập lửa, nhưng hai chiếc xe trên đã bị hư hỏng nặng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Thành, một lái xe taxi cho biết đã từng bị rơm quấn vào bánh xe quá nhiều khiến má phanh bị bó cứng đến mức phải gọi cứu hộ khi chở khách qua địa phận huyện Đan Phượng (Hà Nội)."Cũng may tôi sớm nhận ra hiện tượng bất thường nên đã dừng xe để kiểm tra, nhưng lượng rơm quấn vào 4 bánh xe rất nhiều và chặt nên không thể dùng tay để gỡ ra được. Lưu thông vào mùa gặt rất nguy hiểm, nếu chủ quan hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng", anh Thành chia sẻ.
Không chỉ tận dụng mặt đường làm việc riêng, nhiều gia đình không có nhu cầu sử dụng rơm, rạ, nên sau khi thu hoạch đã gom lại và đốt ngay tại bờ ruộng, bên cạnh đường quốc lộ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội, hiện mỗi năm trên địa bàn có khoảng trên 1 triệu tấn rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, hơn 1/3 số phụ phẩm này đang bị đốt bỏ, vừa gây lãng phí vừa làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Mới đây, một vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên cao tốc trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây khiến nhiều người bị thương, các phương tiện hư hỏng nặng mà nguyên nhân ban đầu là do khói đốt dưới đồng tràn qua đường cao tốc khiến tài xế bị hạn chế tầm nhìn. Việc người dân đốt rơm, rạ không chỉ che khuất tầm nhìn, mà còn có hại cho sức khỏe của người tham gia giao thông. Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO. Đây là loại khí rất độc, có thể gây chết người.Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi... Nhiều bệnh nhi đã nhập viện sau mùa gặt mà nguyên nhân cũng từ khói đốt rơm rạ.
* Nguyên nhân từ nhiều phía Hoạt động trên không chỉ gây thiệt hại về tài sản, gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng nhưng ý thức của người dân vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến, thậm chí họ còn đưa ra rất nhiều lý do để biện minh cho việc làm của mình.Ở những gia đình thuần nông, rơm, rạ vẫn được dùng làm chất đốt chính trong nhà nên không thể vứt bỏ, sân nhà lại chật nên chỉ có thể mang ra đường để phơi. Một số nơi, người dân cho rằng, rơm rạ không đốt sẽ không biết bỏ đi đâu khi vẫn cần phải tái tạo mặt ruộng để tiếp tục sản xuất.
"Trên đường cao tốc nắng to, phơi thóc nhanh khô hơn nhiều nên phải tranh thủ, nếu không thóc sẽ nảy mầm. Việc đốt rơm, chúng tôi cũng chẳng có cách nào khác, nhà chật, bán cũng chẳng ai mua nên chỉ biết đốt đi cho sạch.", bà Nguyễn Thị Hiền ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam phân trần.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh khẳng định: Hiện tượng này đã diễn ra hàng chục năm nay, dù hoàn toàn sai nhưng đã thành thói quen của người dân nông thôn.Theo ông Minh, thực tế cho thấy, nếu bà con không phơi trên mặt đường cũng chẳng biết phơi ở đâu. Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp với 63% dân số đang sống ở khu vực nông thôn, làm việc sản xuất trong lĩnh vực liên quan tới nông nghiệp, bởi vậy nhu cầu thu gom, xử lý nông sản là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, công tác tuyên truyền, vận động chưa đạt hiệu quả, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng chưa quyết liệt, thiếu các giải pháp đồng bộ để xử lý triệt để những vi phạm nêu trên.
Chia sẻ với vai trò là lãnh đạo chính quyền địa phương, ông Vũ Văn Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang (Hải Dương) cho biết, trên địa bàn hiện nay vẫn còn tình trạng phơi thóc trên đường do thiếu sân phơi trong những ngày mùa.Trước mỗi vụ gặt, UBND xã đều có biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở người dân về nguy cơ từ việc phơi thóc trên đường, thậm chí tổ chức ký cam kết nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện.
Theo ông Tuấn, xử lý mạnh tay việc này rất khó vì người nông dân cũng chỉ vì mưu sinh, thu nhập chỉ biết trông vào cây lúa, nếu chỉ cấp xã đứng ra xử lý rất khó khăn.
Để xử lý hiệu quả tình trạng này, rất cần sự vào cuộc của ngành Giao thông của tỉnh với những biện pháp kiên quyết như thu giữ các vật dụng của những người dân vi phạm hoặc xử phạt mới có tác dụng răn đe.
*Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật sư Hà Huy Từ, Công ty Luật Hà Huy (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ, người dân không được thực hiện hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.Tuy nhiên, trong thực tế, nếu xảy ra hiện tượng do phơi rơm trên đường gây tai nạn, thậm chí cháy xe, việc xử lý sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp và kéo dài, vì chủ phương tiện và cơ quan chức năng phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh được việc cháy xe là do lỗi cố ý của người phơi rơm và rơm là chất đã gây ra cháy xe, mới có thể yêu cầu bồi thường.
Theo Luật sư Hà Huy Từ, để hạn chế tình trạng này, giải pháp quan trọng hàng đầu, cần thực hiện thường xuyên, liên tục là đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen, tuyệt đối không phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.Đây không chỉ là biểu hiện của việc tuân thủ pháp luật mà còn giảm thiểu thiệt hại cho xã hội.
Theo Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Trần Hữu Minh, để giải quyết được vấn đề này, ngoài việc tham khảo kinh nghiệm các quốc gia phát triển như ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới (không cần đốt...), thu gom xử lý nông sản chuyên nghiệp, cần phải quy hoạch không gian sử dụng đất nông thôn, trong đó bảo đảm dành đủ không gian cho các hoạt động xử lý nông sản (phơi, thu gom, bán).Không gian này cần được thiết kế một cách thuận tiện nhất, phải gắn chặt với cộng đồng dân cư ở nông thôn.
"Khi chúng ta tạo ra được môi trường mà người dân có thể phơi xử lý nông sản một cách thuận tiện an toàn, họ sẽ không sử dụng mặt đường nữa.Những trường hợp cố tình vi phạm, chính quyền địa phương cần kiên trì tuyên truyền vận động và xử lý nghiêm, chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề", ông Trần Hữu Minh nhấn mạnh.
Chia sẻ những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho người và phương tiện, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn môt thành viên quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Lê Xuân Tú cho rằng, trong trường hợp bắt buộc phải đi vào đường có phơi rơm, rạ, người lái nên tắt điều hòa, hạ kính, chú ý xung quanh.Sau khi đi qua đoạn đường phơi rơm rạ, lái xe nên dừng xe để xuống kiểm tra, gỡ rơm rạ cuốn vào gầm xe và gần ống xả (nếu có) để tránh tai nạn đáng tiếc.
Bên cạnh đó, khi di chuyển đường xa, các lái xe nên ưu tiên lựa chọn các đường cao tốc, không nên lưu thông qua các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường xã tại thời điểm mùa gặt để hạn chế rủi ro./.
Xem thêm:>>Bộ GTVT yêu cầu triển khai các giải pháp xoá “điểm đen” tai nạn trên đèo Lò Xo
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phối hợp đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão ở khu vực Tây Bắc
16:52' - 23/06/2018
Ngày 23/6, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã diễn ra Hội nghị phối hợp trong tác quản lý, bảo trì đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão ở khu vực Tây Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu khắc phục việc mất an toàn giao thông đường sắt
18:17' - 15/06/2018
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở rộng sản xuất phân bón hữu cơ - Bài 1: Tạo sản phẩm an toàn
17:22' - 07/06/2018
Nhiều nông dân ý thức được nếu sản xuất hàng hóa kém chất lượng thì sẽ khó tiêu thụ nên đã tận dụng nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch có trách nhiệm với vấn đề an toàn giao thông
19:05' - 27/05/2018
Ngày 27/5, tại Hà Nội, Hội An toàn giao thông Việt Nam đã phối hợp với Công ty TNHH giải phần mềm Niềm Vui, trang tin điện tử Yeudulich.com tổ chức sự kiện “Du lịch có trách nhiệm-An toàn giao thông”.
-
Phân tích doanh nghiệp
Honda tập huấn lái xe an toàn cho lực lượng cảnh sát giao thông
12:49' - 27/04/2018
Trong hai ngày 26 và 27/4, Honda Việt Nam tổ chức khóa tập huấn đào tạo nâng cao kỹ năng lái xe mô tô phân khối lớn cho các chiến sỹ thuộc Cục Cảnh sát Giao thông để nhân rộng ở các địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh định vị thương hiệu du lịch
15:34'
Quảng Ninh quyết tâm hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch năm 2024, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nối tiếp 10 năm liền tăng trưởng 2 con số của tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Trực tiếp Cúp C1 châu Âu Champions League, Bayern Munich vs PSG, 03h00 ngày 27/11
15:23'
Bnews. Trực tiếp bóng đá trận Bayern Munich vs PSG diễn ra vào lúc 03h00 ngày 27/11 trong khuôn khổ vòng phân hạng cúp C1 châu Âu Champions League.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển sản xuất cây hàng hóa vụ Đông
14:37'
Từ nhiều năm nay, vụ Đông là vụ sản xuất hàng hóa chính của tỉnh Hà Nam, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đồng ruộng và cải thiện thu nhập cho người nông dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Khai thác thế mạnh cây trồng vùng đất bãi bồi ven sông
14:30'
Với lợi thế về đất đai màu mỡ, thời gian qua các huyện: Vụ Bản, Xuân Trường, Nam Trực… đã có nhiều cách làm sáng tạo, khai thác được tiềm năng đất đai
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận
14:21'
Sáng 26/11, tỉnh Bình Thuận tổ chức công bố và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ: Đảng Dân chủ lên kế hoạch bầu lãnh đạo mới
13:10'
Đảng Dân chủ Mỹ ngày 25/11 thông báo sẽ bầu lãnh đạo đảng mới vào tháng 2/2025. Cuộc bầu chọn này được cho là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của đảng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Va chạm với thiết bị bay không người lái, một người tử vong
11:59'
Vụ va chạm gây tai nạn là lời cảnh báo cho việc không đảm bảo an toàn, chủ quan của cả hai bên: người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông và điều khiển thiết bị bay không người lái.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học: Quy đổi điểm trúng tuyển các phương thức về thang điểm chung
11:36'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
-
Kinh tế & Xã hội
Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách
11:00'
Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in.