RCEP đứng trước nguy cơ “lỡ hẹn”
Chủ tịch Ủy ban Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Đàm phán thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia, ông Iman Pambagyo, cảnh báo việc bổ sung thêm một số thành tố trong Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến tiến trình đàm phán chệch hướng.
Ngày 23/4, hãng Bloomberg đưa tin phát biểu tại một diễn đàn ở Singapore, Chủ tịch Pambagyo nói rằng các bên tham gia đàm phán có quyết tâm chính trị hoàn tất RCEP, tuy nhiên vẫn còn có khác biệt về lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Nội dung văn bản thỏa thuận hiện mới chỉ đạt 10%.
Ông bày tỏ lạc quan về đàm phán liên quan đến mở cửa thị trường và văn bản về nội dung này có thể hoàn tất trong năm nay. Triển vọng tốt nhất là RCEP sẽ được ký kết trong năm tới.
Chủ tịch Pambagyo cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand cùng với 10 quốc gia thành viên ASEAN sẽ cần phải chấp nhận quan điểm đa số trong một số lĩnh vực. Ông cũng hối thúc các nước tham gia đàm phán không đưa một số nội dung của TPP vào RCEP.
RCEP được xem là hiệp định thương mại mở rộng của ASEAN với các đối tác, là khối thương mại chiếm 50% dân số thế giới và 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Khác với TPP, RCEP không yêu cầu các nước thành viên tuân thủ các điều khoản về bảo vệ quyền lao động, nâng cao tiêu chí về môi trường.
Nhưng cũng giống như TPP, đàm phán RCEP gặp phải nhiều trở ngại lớn trước khi đi tới thỏa thuận cuối cùng. Ấn Độ hiện nêu yêu cầu tự do hóa hơn nữa về dịch vụ - ngành chiếm khoảng 50% GDP của nước này và có tác động đến dòng dịch chuyển lao động xuyên biên giới.
Điểm bế tắc lớn nhất là việc nới lỏng các quy định giúp cho lao động trong ngành công nghệ thông tin làm việc ở nước ngoài. Trung Quốc nhanh chóng lên tiếng ủng hộ sớm ký kết RCEP ngay sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi TPP. Ở tầm vĩ mô, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện sự ủng hộ toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại.
Chủ tịch Pambagyo cũng chia sẻ thông tin về nhiệm vụ đầy khó khăn trong việc tìm kiếm đồng thuận giữa các nhóm nước khác nhau – từ quốc gia kém phát triển như Lào cho tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc.
Vòng đàm phán vừa qua tại Nhật Bản quy tụ 700 quan chức, với 10 nhóm làm việc khác nhau và hơn một nửa trong số này là các tiểu ban chuyên vè hành hóa và dịch vụ. Tiến trình đàm phán tới đây có thể sẽ huy động nguồn lực đông hơn nữa.
Theo ông Pambagyo, thảo luận về thống nhất văn bản chậm tiến triển vì nhiều lý do. Nhiều nước muốn giải quyết dứt điểm từng mục trước khi chuyển sang mục khác. Một số nước cử chuyên gia đàm phán tham gia nhiều nhóm làm việc khác nhau, dẫn đến không thể thảo luận song song.
Số khác thì cho rằng không cần phải vội vã vì các vấn đề tiếp cận thị trường rất gai góc. Cá biệt, tranh cãi giữa các nước thành viên về đàm phán hiệp định song phương bên lề hội đàm lại được đem vào các cuộc thảo luận đa phương RCEP.
Vòng đàm phán tới đây sẽ diễn ra tại Manila, Philippines trong tháng 5, sau đó là các phiên thảo luận ở Ấn Độ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN nỗ lực ký kết RCEP trong năm 2017
21:00' - 10/03/2017
Các Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN đạt được cam kết chung tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP sẽ định hình tự do hóa thương mại và kinh tế châu Á
15:42' - 10/03/2017
Các Bộ trưởng Kinh tế của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết tăng cường hội nhập thương mại thông qua quan hệ đối tác thương mại khu vực RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Philippines cam kết thúc đẩy một kết thúc ý nghĩa cho RCEP vào cuối năm nay
20:24' - 06/03/2017
Hiệp định RCEP nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa ASEAN và sáu nước đối tác đối thoại, khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của khối sẽ diễn ra ở Manila trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Khởi động vòng đàm phán mới RCEP sau khi Mỹ rút khỏi TPP
13:42' - 27/02/2017
Đàm phán RCEP được khởi động trở lại vào ngày 27/2 là vòng đầu tiên kể từ sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định Mỹ rút khỏi TPP vào tháng 1 vừa qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập sẽ thoái vốn nhà nước để thúc đẩy khu vực tư nhân
10:21'
Theo Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, nước này sẽ chào bán cổ phần tại một số công ty do quân đội sở hữu trên sàn giao dịch chứng khoán, để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn kỳ vọng ByteDance bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc
09:50'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thương vụ tiềm năng mua TikTok tại Mỹ vẫn đang được đàm phán và ông kỳ vọng ByteDance sẽ bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc vẫn bị ảnh hưởng dù Mỹ hoãn thuế đối ứng
09:22'
Nền kinh tế Hàn Quốc vẫn sẽ chịu những tác động nhất định dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với các đối tác đang tìm cách đàm phán với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Dư luận tại Mỹ về quyết định hoãn thuế của Tổng thống D. Trump
08:21'
Dư luận bên trong nước Mỹ đã có những phản ứng tích cực sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Canada và Hàn Quốc đánh giá cao việc Mỹ hoãn áp thuế đối ứng
08:01'
Thủ tướng Canada Mark Carney và đặc phái viên thương mại của Hàn Quốc đã bày tỏ hoan nghênh quyết định hoãn áp thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cải tổ ngành năng lượng
07:52'
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng thông qua việc yêu cầu nhiều cơ quan liên quan tự động cắt giảm "các quy định lỗi thời".
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump bảo vệ quyết định hoãn áp thuế
07:27'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Truyền thông Mỹ Latinh đánh giá tích cực phản ứng của Việt Nam
06:49'
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina nêu bật cách tiếp cận “linh hoạt, thông minh, tỉnh táo và sáng tạo” của Việt Nam trước chính sách thuế quan mới từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ bắt đầu áp thuế trả đũa Mỹ vào ngày 15/4
06:41'
Liên minh châu Âu (EU) sẽ triển khai các biện pháp trả đũa đầu tiên đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần tới.