Rủi ro của Indonesia giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khởi đầu từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương áp mức thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này có thể gây ra thiệt hại đến 60 tỷ USD đối với những hàng hóa và sản phẩm của Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ.
Giới quan sát dự đoán, nếu xảy ra cuộc chiến tranh thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ nhất và thứ hai của Indonesia), các diễn biến cần phải được theo dõi chặt chẽ bởi cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và hậu quả là hàng hóa của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Indonesia.Các nhà sản xuất thép Indonesia từ lâu đã phàn nàn về sự cạnh tranh không công bằng do việc bán phá giá thép từ Trung Quốc. Với mối đe dọa này, Chính phủ Indonesia có thể phải thực hiện việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với mặt hàng thép nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.Theo Hiệp hội ngành công nghiệp thép Indonesia, hiện nay nhập khẩu thép của nước này đã chiếm khoảng 55-60% lượng tiêu thụ thép hàng năm (khoảng 12 triệu tấn), trong khi ngành sản xuất thép trong nước chỉ hoạt động ở mức 40% công suất.Số liệu của Bộ Thương mại cho thấy Indonesia là nước nhập khẩu ròng thép lớn thứ 3 thế giới và thâm hụt thương mại thép năm ngoái vượt quá 6 tỷ USD, xếp thứ hai sau thâm hụt thương mại về dầu mỏ và khí đốt.Theo tác giả bài viết, trước khi áp dụng biện pháp trừng phạt này đối với Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Trump trước hết nên đưa vụ việc này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để tổ chức này tiến hành giám sát toàn bộ hệ thống và có biện pháp xử lý phù hợp, nếu có các chứng cứ cho rằng Trung Quốc bán phá giá.Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Trump đã cáo buộc WTO có thái độ chống lại Mỹ trong các phán quyết thương mại và cho rằng WTO không thích hợp trong việc đối phó với một nền kinh tế bị thống lĩnh bởi nhà nước mà không tuân theo các nguyên tắc thị trường. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến uy tín và vị thế của cơ quan thương mại toàn cầu.Sự phớt lờ không tin tưởng đối với vai trò của WTO cũng như cáo buộc tổ chức này có các hành động chống lại Mỹ đã cho thấy Mỹ đang rút lui khỏi tổ chức thương mại lớn nhất thế giới để thực hiện theo các hành động đơn phương của họ.Hành động này nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các nước bị áp đặt lệnh trừng phạt có các biện pháp trả đũa khác nhau và qua đó sẽ làm phá hỏng hệ thống thương mại toàn cầu.Mặc dù WTO vẫn còn có những thiếu sót, nhưng các tranh chấp cần được thảo luận và giải quyết theo khuôn khổ đa phương và các quyết định đơn phương là nguy hiểm. Đàm phán đa phương đặc biệt tốt hơn đối với các nước đang phát triển có vị thế thương lượng yếu kém như Indonesia.Thay vì áp dụng biện pháp trả đũa ngay lập tức chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ, Trung Quốc nên xem xét các cáo buộc rằng các công ty của họ đã được nhà nước bảo hộ, bán phá giá các mặt hàng thép, nhôm khiến cho các loại hàng hóa này tràn ngập thị trường Mỹ. Trung Quốc cũng nên xem xét cách thức giảm thặng dư thương mại với Mỹ được báo cáo là trên 375 tỷ USD vào năm 2017.Ngay sau khi chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn đã cảnh báo rằng một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ mang tới thảm hoạ cho nền kinh tế toàn cầu."Không có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại" và một cuộc chiến thương mại sẽ chỉ mang lại thảm họa cho cả hai bên, Bộ trưởng Chung Sơn cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 23/3.Hôm 20/3 vừa qua, Trung Quốc cũng đã công bố một danh sách các mặt hàng bị áp mức thuế mới, trong đó có các sản phẩm thịt lợn, trái cây và rượu vang trị giá 3 tỷ USD nhập từ Mỹ, nhằm trả đũa lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt đối với các mặt hàng thép, nhôm của nước này.Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo rằng trong giai đoạn đầu, nước này sẽ áp mức thuế 15% đối với 120 mặt hàng trị giá gần 1 tỷ USD - bao gồm trái cây tươi, đậu, nhân sâm và rượu vang nếu Mỹ không chịu nhượng bộ.Trong giai đoạn thứ hai, thuế suất sẽ ở mức 25% đối với tám mặt hàng trị giá tổng cộng gần 2 tỷ USD, trong đó có thịt lợn, đồ phế thải…, sau khi nước này đánh giá về tác động của lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các mặt hàng của Trung Quốc.Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã "nóng" thêm vào tuần trước, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh trừng phạt đối với mặt hàng thép và nhôm của Trung Quốc.Chính quyền Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc có biện pháp làm giảm tới 100 tỷ USD mức thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ. Trong năm đầu tiên cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, mức thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc đã lên đến con số kỷ lục là 375 tỷ USD.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tranh chấp thương mại Mỹ-Trung có thể gây tổn hại cho các nhà bán lẻ Mỹ
21:38' - 07/04/2018
Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây tổn hại cho các nhà bán lẻ Mỹ, trong trường hợp các lệnh áp thuế được thực thi và giá cả sẽ bị đội lên cùng với hàng hóa có nguy cơ thiếu hụt.
-
Kinh tế Thế giới
Đức có thể thiệt hại nặng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu
16:31' - 07/04/2018
Nước Đức sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại toàn cầu, cho dù đang nằm ngoài danh sách bị Mỹ áp thuế nhập khẩu mới đối với mặt hàng nhôm và thép.
-
Chứng khoán
Phố Wall lao dốc vì nguy cơ chiến tranh thương mại
11:28' - 07/04/2018
Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 giảm 1,4%, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,7% và chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 2,1%.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan chức ECB: Chiến tranh thương mại sẽ khiến GDP của thế giới giảm 1%
19:57' - 06/04/2018
Theo ước tính của các nhà kinh tế thuộc ECB, thương mại hàng hóa thế giới có thể giảm tới 3% trong năm đầu tiên sau khi sự thay đổi về thuế quan diễn ra và GDP của thế giới có thể giảm tới 1%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.