Sản xuất nông nghiệp: Cần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước
Tại hội nghị “Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018” của Tổng cục Thủy lợi, ngày 20/12 ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, cần phải sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới và thích ứng biến đổi khí hậu.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sản xuất phải theo tín hiệu thị trường, trước đây ưu tiên của ngành là lúa gạo, thủy sản, trái cây còn trong giai đoạn hiện nay phải xác định là thủy sản, trái cây và lúa gạo.Trong giai đoạn mới đòi hỏi ngành thủy lợi phải thay đổi cách tiếp cận. Luật Thủy lợi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Khi đã có Luật Thủy lợi thì hướng đầu tư, quản trị phải sử dụng nguồn tài nguyên phù hợp và hiệu quả nhất.
“Trước hết ngành phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật. Đó là 4 nghị định để triển khai Luật Thủy lợi. Đây là công cụ phục vụ quản lý thủy lợi, do đó phải có chất lượng để khi luật vào cuộc sống phát huy tác dụng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu.Năm 2017, Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo điều hành là vận hành hợp lý các công trình thủy lợi đảm bảo sản xuất, an toàn công trình và đời sống dân sinh trước tác động thiên tai cực đoan như: bão, mưa lũ diễn ra trên phạm vi cả nước.
Trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 12, các hồ chứa thủy lợi lớn ở khu vực Trung bộ đã cắt giảm được tổng lượng lũ là 631 triệu m3 trong tổng số 1,27 tỷ m3 về hồ, chiếm gần 50%....
Riêng 12 tỉnh, thành phố Trung du và Đồng bằng Bắc bộ đảm bảo đủ nước phục vụ gieo trồng khoảng 620.000 ha lúa. Thời gian lấy nước rút ngắn 4,5 ngày so với kế hoạch, với tổng lượng nước điều tiết từ các hồ chứa thủy điện là 4,67 tỷ m3. Đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành thủy lợi đã lập, rà soát các quy hoạch cấp nước, tiêu thoát nước tại các lưu vực sông như: sông Đáy, sống Hương – Ô Lâu, sông Ba, sông Gianh…Cùng với đó là hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Hiện đã có 80% diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động, 70% số xã đạt tiêu chí thủy lợi, có 21.300 tổ chức thủy lợi cơ sở.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu ngành thủy lợi ở các địa phương chưa tạo được nhiều chuyển biến; còn thiếu cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia đầu tư sử dụng nước tiết kiệm trong sản xuất dẫn đến việc mở rộng diện tích tưới nước tiên tiến, tiết kiệm nước, ứng dụng công nghệ cao còn nhiều hạn chế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên - Huế đầu tư gần 12.000 tỷ đồng cho quy hoạch thủy lợi
11:53' - 09/12/2017
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa thông qua quy hoạch thủy lợi trên địa bàn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thủy lợi hiệu quả, đa mục tiêu
14:28' - 23/11/2017
Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là đổi mới nền nông nghiệp, đòi hỏi thủy lợi phải có tầm nhìn đa chiều, huy động được nguồn lực và tìm động lực mới cho thủy lợi.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng cục Thủy lợi cùng địa phương khắc phục sự cố hồ Gia Hoét I
19:58' - 03/10/2017
Sau sự cố hồ Gia Hoét I, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu), ngày 3/10, Tổng cục Thủy lợi cùng các cơ quan chuyên môn đã vào hiện trường để cùng địa phương tìm phương án khắc phục sự cố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.