Thừa Thiên - Huế đầu tư gần 12.000 tỷ đồng cho quy hoạch thủy lợi
Quy hoạch này nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước, đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, chủ động phòng chống và giảm thiểu đến mức tối đa các rủi ro thiên tai do nước gây ra, với tổng kinh phí đầu tư là 11.939 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, quy hoạch này được xây dựng trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam, Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình thủy lợi. Quy hoạch được phân 13 vùng quy hoạch cụ thể căn cứ vào vị trí địa lý và quản lý hành chính của từng địa phương. Trong tổng kinh phí nói trên, bao gồm kinh phí đầu tư cho phát triển hạ tầng công trình thủy lợi 9.456 tỷ đồng; đầu tư cho ứng phó biến đổi khai hậu và tình hình sạt lở 2.037 tỷ đồng... Mục tiêu chính của quy hoạch là từng bước hoàn thiện hạ tầng hệ thống công trình thủy lợi; hiện đại hoá việc quản lý, khai thác góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; góp phần xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường, giảm thiểu các thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực do nước gây ra đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai. Đồng thời, quy hoạch là cơ sở để các địa phương, các ngành xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển thuỷ lợi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo giai đoạn phát triển kinh tế từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Quy hoạch bao gồm việc điều tra, đánh giá tình hình khai thác nguồn nước trên dòng chính gồm: các công trình tạo nguồn, công trình lấy nước trên dòng chính, công trình ngăn mặn cửa sông; đánh giá sự phù hợp của các bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch; sông Bồ, sông A Sáp; xem xét khả năng bổ sung các công trình lợi dụng tổng hợp nhằm tạo nguồn nước, phòng lũ, phát điện trên lưu vực. Từ đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo cấp nước tưới cho hơn 38.900 ha đất canh tác, với mức bảo đảm từ 75% tăng dần lên 85%; cấp nước cho khoảng 6.000 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ; cũng như cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho hơn 1 triệu người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 90% người dân được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn quy định QCVN02/BYT; cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh... Ngoài ra, đảm bảo tiêu thoát nước phục vụ sản xuất cho các vùng thấp trũng, các khu công nghiệp, khu đô thị; đảm bảo chủ động phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai cho khu vực dân cư và sản xuất; đảm bảo môi trường bền vững vùng dự án khi thực hiện quy hoạch. Bên cạnh giải pháp đầu tư các công trình thủy lợi, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thực hiện các giải pháp phi công trình để tăng khả năng phòng lũ như trồng rừng, bảo vệ rừng để nâng độ che phủ; tăng cường năng lực cứu hộ, cứu nạn; tăng cường năng lực cảnh báo, dự báo lũ...; có chính sách đối với nhân dân vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ; xây dựng bản đồ ngập lụt theo các kịch bản xả lũ các hồ chứa thượng nguồn kèm theo phương án sơ tán dân theo các kịch bản. Ngoài nguồn lực của nhà nước, tỉnh huy động thêm các nguồn lực khác để ưu tiên thực hiện các công trình khoanh vùng chống lũ ở vùng Phong Chương, Phong Bình (huyện Phong Điền) và vùng Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Phước, thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền); tính toán thêm phương án xây dựng hệ thống kiểm soát lũ Phò Nam, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền đảm bảo khả năng tiêu thoát chung cho toàn vùng.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Ngãi khắc phục hệ thống thủy lợi hư hỏng do mưa lũ
16:26' - 05/12/2017
Liên tục từ đầu tháng 11/2017 đến nay, tỉnh Quảng Ngãi liên tục xảy ra các đợt mưa lũ làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản; trong đó có hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển thủy lợi hiệu quả, đa mục tiêu
14:28' - 23/11/2017
Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là đổi mới nền nông nghiệp, đòi hỏi thủy lợi phải có tầm nhìn đa chiều, huy động được nguồn lực và tìm động lực mới cho thủy lợi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Lắk giám sát chặt chẽ các công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn
17:28' - 20/11/2017
Tỉnh Đắk Lắk đã phân công người giám sát chặt chẽ các công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn cao trong các đợt mưa lũ.
-
Kinh tế tổng hợp
Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trước ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
15:38' - 31/10/2017
Các đơn vị rà soát, kiểm tra hệ thống đê bao, bờ bao, tăng cường gia cố, tôn cao các đoạn đê, bờ bao thấp, yếu, có nguy cơ xảy ra tràn, vỡ, sạt lở khi có mưa lớn xảy ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.