Saudi Arabia hướng tới châu Á nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư
Nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và công nghệ với các đối tác châu Á, trong bối cảnh Saudi Arabia đang cần nguồn vốn khổng lồ để khôi phục kế hoạch cải tổ kinh tế sâu rộng, ngày 26/2, Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdul-Aziz Al Saud bắt đầu lên đường thăm các nước Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Maldives và Nhật Bản.
Malaysia là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á kéo dài khoảng 3 tuần của người trị vì vương quốc Arab vùng Vịnh này. Tại đây, Quốc vương Salman dự kiến có cuộc gặp với Nhà vua Muhammad V, hội đàm cấp cao với Thủ tướng Malaysia Mohamed Najib Abdul Razak và gặp gỡ các doanh nghiệp nước chủ nhà.Trả lời phỏng vấn báo "Arab News" của Saudi Arabia, Đại sứ Malaysia tại Saudi Arabia, ông Zainol Rahim Zainuddin cho biết chính phủ hai nước dự kiến ký 2 bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác kinh tế và giáo dục đại học, đồng thời nhấn mạnh chuyến thăm Malaysia lần này của Quốc vương Salman có ý nghĩa quan trọng, giúp làm sâu sắc thêm mối quan hệ gần gũi giữa 2 nước.Theo ông Zainuddin, hiện 2 nước có nhiều lợi thế để tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, nhất là thương mại và đầu tư. Các nguồn thạo tin cũng cho biết một số thỏa thuận mới sẽ được ký kết nhân dịp này, trong đó có thỏa thuận hợp tác giữa tập đoàn dầu mỏ quốc doanh khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia và công ty Petronas của Malaysia.
Saudi Arabia và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1957, khi quốc gia Đông Nam Á này giành được độc lập. Saudi Arabia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận nền độc lập của Malaysia.Tuy nhiên, chuyến thăm Nhật Bản và Indonesia sẽ là tâm điểm trong chuyến công du châu Á này. Quốc vương Saudi Arabia mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế với Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này, và Indonesia, quốc gia có dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới.Trong khuôn khổ chuyến công du Indonesia, Quốc vương Salman sẽ thăm Jakarta và tới đảo nghỉ dưỡng Bali. Saudi Arabia mong muốn hợp tác với Indonesia để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước. Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng mong muốn tăng cường hợp tác với Malaysia trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và nguồn nhân lực.Theo các phương tiện truyền thông Saudi Arabia, Quốc vương Salman cũng đặt nhiều kỳ vọng về hợp tác kinh tế với Trung Quốc trong chyến thăm Bắc Kinh sắp tới. Nhân chuyến thăm Saudi Arabia hồi tháng 1/2016 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã khành thành một nhà máy lọc dầu liên doanh, dấu hiệu cho thấy sự can dự ngày càng sâu của Bắc Kinh tại Trung Đông cũng như như khát vọng lớn về đa dạng hóa nền kinh tế của Riyadh.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga vượt Saudi Arabia trở thành nước khai thác dầu mỏ nhiều nhất thế giới
14:32' - 21/02/2017
Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia sẽ đầu tư 30-50 tỷ USD vào năng lượng tái tạo
19:33' - 27/01/2017
Theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih, nước này đang lên kế hoạch huy động các nguồn lực để đầu tư 30-50 tỷ USD cho chương trình phát triển năng lượng tái tạo vào năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia giảm sản lượng dầu mỏ xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm
07:51' - 13/01/2017
Ngày 12/1, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khaled al-Falih cho biết nước này đã giảm sản lượng dầu mỏ xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất từ Saudi Arabia
21:09' - 29/12/2016
Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ nhiều nhất từ Saudi Arabia trong tháng 11/2016
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40'
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31' - 30/04/2025
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.