Sẽ điều chỉnh phân tuyến quản lý cơ sở khám, chữa bệnh
Dự thảo Thông tư điều chỉnh phân tuyến quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) xây dựng đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia của bệnh viện tuyến Trung ương, sở y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện tuyến huyện...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Dự thảo Thông tư ra đời nhằm hướng dẫn điều chỉnh phân tuyến chuyên môn kỹ thuật cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, làm cơ sở xác định các tuyến chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến, chuyển tuyến người bệnh và thanh toán khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, áp dụng chung đối với toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, tư nhân trên phạm vi toàn quốc. Dự thảo đưa ra 3 tuyến tuyến kỹ thuật như sau: Tuyến thứ nhất: khám bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuyến thứ hai: tuyến điều trị đa khoa, được chia làm hai mức: đa khoa cơ bản và đa khoa nâng cao; các mức được xác định dựa trên số lượng chuyên khoa của cơ sở khám, chữa bệnh.Tuyến thứ ba: tuyến điều trị chuyên khoa, được chia làm ba mức: chuyên khoa, chuyên khoa kỹ thuật cao (gọi tắt là chuyên cao) và chuyên khoa kỹ thuật sâu (gọi tắt là chuyên sâu). Các mức được xác định dựa trên tỷ lệ các kỹ thuật thực hiện được chia theo các chuyên khoa của cơ sở khám, chữa bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, hiện các nước trong khu vực và các nước phát triển thường phân cấp hệ thống khám chữa bệnh thành ba tuyến dựa trên chức năng (không theo phân cấp hành chính) bao gồm tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, tuyến chăm sóc cơ bản và tuyến chăm sóc chuyên sâu.Theo đó, Tuyến chăm sóc ban đầu (primary care): là các cơ sở y tế thuộc xã như các trạm y tế xã, trung tâm y tế xã, hoặc phòng khám đa khoa thuộc xã. Tuyến chăm sóc cấp 2 (secondary care): là các bệnh viện huyện; Tuyến chăm sóc cấp 3 (tertiary care): là các bệnh viện đa khoa tỉnh, vùng và bệnh viện chuyên khoa.
Các chuyên gia y tế đề xuất việc phân tuyến khám chữa bệnh cần dựa trên chức năng chăm sóc sức khỏe là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cơ bản và khám chữa bệnh chuyên sâu.Nếu có phân loại bệnh viện, việc phân loại bệnh viện là khác nhau ở mỗi tuyến và giữa bệnh viện đa khoa với bệnh viện chuyên khoa rất rõ ràng (ví dụ: bệnh viện loại A, B, C ở tuyến Trung ương khác với loại A, B, C.. ở tuyến tỉnh).
Về chuyển tuyến khám chữa bệnh, việc chuyển tuyến khám chữa bệnh giữa các tuyến, đặc biệt là từ tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu lên tuyến khám chữa bệnh cơ bản và chuyên sâu cần được kiểm soát chặt chẽ.Việc kiểm soát có thể dựa vào cơ chế “Gatekeeper” là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở như trạm y tế xã, bác sỹ gia đình... hoặc rào cản về tài chính dựa trên các quy định về chi trả dịch vụ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội 2018
15:09' - 02/02/2018
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Thông tư số 32/2017/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
-
Đời sống
4 thay đổi lớn về chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc
20:17' - 01/01/2018
Từ 1/1/2018, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc có 4 thay đổi lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Sẽ tái thanh tra những đơn vị nợ bảo hiểm xã hội
09:07' - 28/12/2017
Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Thanh tra thành phố tiến hành thanh tra những doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.