Tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với Mỹ
Bài viết của Tiến sỹ Lisa Williams - cựu Trưởng nhóm Trợ lý nghị sỹ Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu, cho hay để đảm bảo với châu Á về cam kết của Mỹ, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Cory Gardner, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương và Chính sách An ninh mạng Quốc tế thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, đã giới thiệu Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á (ARIA).
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ John McCain - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện cũng như các Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ Mỹ khác đang thúc đẩy Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương. Những người chỉ trích cho rằng cả hai sáng kiến này đều có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang.
Cuộc chạy đua này đang diễn ra. Có lẽ các nghị sỹ Mỹ không nhận ra là bởi nó khá nhẹ nhàng, kín đáo, như Tôn Tử đã nói trong Binh pháp rằng "thậm chí nó còn không có hình dạng". Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời lãnh đạo của Ngoại trưởng John Kerry đã có quan điểm mập mờ về Biển Đông thông qua lập trường trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền.Xu hướng đó đã khuyến khích Trung Quốc đẩy mạnh việc chiếm giữ tất cả những rạn san hô mà họ có thể, đồng thời quân sự hóa những đồn trú tại các khu vực xung đột để có thể tạo ra những cơ sở quân sự rộng khắp trong tương lai.
Thú vị là, trong khi Mỹ vẫn còn thiên về châu Âu trong suy nghĩ và hành động thì Trung Quốc đã sử dụng nghệ thuật điều động - "chiến lược nắm giữ cơ hội" mà Tôn Tử gọi là "cơ hội tăng gấp bội khi ta nắm giữ nó".Trung Quốc hành động như Tôn Tử nói: "Hãy để kế hoạch của anh kín đáo, khó đoán định và khi anh hành động thì nhanh như sét đánh". Như một lời đe dọa, Trung Quốc hiện kêu gọi Mỹ từ bỏ hệ thống phòng thủ tại châu Á và yêu cầu Mỹ, Hàn Quốc "ngừng gia tăng căng thẳng".Trung Quốc cũng phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế - được thành lập dựa trên Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), trong đó ủng hộ 14 trong số 15 tuyên bố của Philippines ở Biển Đông.
Mỹ cũng trì hoãn một nghị quyết tại Quốc hội về việc thúc đẩy ASEAN và các nước khác hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông. Đến tận năm 2014, Hạ viện Mỹ mới thông qua được Nghị quyết H.Res.714, khẳng định ủng hộ tự do hàng hải và việc sử dụng vùng biển, vùng trời phù hợp với luật pháp quốc tế tại khu vực Thái Bình Dương, ủng hộ giải pháp hòa bình và mang tính phối hợp trong giải quyết các xung đột về hàng hải, về quyền chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Nghị quyết này được giới thiệu bởi hai nghị sỹ Eni F.H.Faleomavaega - nghị sỹ người Mỹ gốc châu Á đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ cương vị Chủ tịch Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cùng với nghị sỹ nữ đầu tiên trong lịch sử Mỹ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ là Ileana Ros-Lehtinen.
Tuy nhiên, mặc cho Nghị quyết này được thông qua, ông John Kerry vẫn giữ lập trường cứng rắn rằng Mỹ không có lợi ích gì đối với những tranh chấp chủ quyền Biển Đông.Nhưng sự thực là Mỹ vẫn có lợi ích ở đây bởi theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 24/7/2015, có tới hơn 5 tỷ USD hàng hóa thương mại toàn cầu phụ thuộc vào những tuyến đường biển không bị cản trở ở Biển Đông và chỉ tính riêng eo biển Malacca đã có hơn 25% dầu mỏ và 50% khí đốt tự nhiên được vận chuyển qua đây mỗi ngày.
Không may là trong lịch sử, Mỹ đã nhiều lần bỏ quên khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự kiên nhẫn chiến lược đã thất bại và chính sách xoay trục cũng vậy. Hầu hết những cam kết của Mỹ vẫn chưa bao gồm Thái Bình Dương dù là trên hình thức hay thực chất. Đối với Sáng kiến Ổn định châu Á-Thái Bình Dương của Thượng nghị sỹ John McCain, cho đến nay, những gì chúng ta biết là các nghị sỹ Mỹ đang tập trung vào Nga hơn là Triều Tiên - quốc gia đang đe dọa Mỹ.Nếu Crimea là sự lo ngại của Mỹ, các tiêu chí tương tự cần được áp dụng cho Indonesia và Tây Papua - vấn đề được đưa ra rất nhiều lần nhưng đều bị Mỹ từ chối quan tâm. Nếu những cuộc điều tra là sở trường của Mỹ, hãy điều tra mối liên hệ giữa Iran và chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng như hơn 33,6 tỷ USD khoản chi trả bí mật bằng tiền mặt và vàng mà Mỹ đã tặng cho Iran trước đây.
Nhìn chung, Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất thế giới, và nếu vẫn muốn duy trì điều này thì Mỹ nên bắt đầu chạy đua bởi vì Trung Quốc đã "nổi bật hẳn lên" trước sự ngạc nhiên của Mỹ, và Triều Tiên cũng vậy.Tại Đông Nam Á, tổ chức khủng bố IS đã xuất hiện ở nơi mà người ta không ngờ tới. Trong khi đó, mối quan hệ của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương lại đang lỏng lẻo. Dù muốn hay không thì Tổng thống Trump đã thừa hưởng một chính sách đối ngoại thảm họa.
Cùng với Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đều hiểu rõ rằng đã đến lúc cần từ bỏ chính sách kiên nhẫn chiến lược vì Trung Quốc đang áp dụng “Binh pháp Tôn Tử" - dùng mưu lược để không cần đánh mà vẫn giành được thắng lợi"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Công nghiệp 4.0: Những thách thức và cơ hội với ASEAN
06:30' - 17/11/2017
Cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN ở Philippines nhằm chứng minh cho thế giới thấy sự bền bỉ và phát triển của tổ chức này với vai trò là một trong những tổ chức thành công nhất trên thế giới.
-
DN cần biết
Hợp tác khoa học công nghệ thực phẩm trong cộng đồng kinh tế ASEAN
17:40' - 15/11/2017
Trong 2 ngày 15-16/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội nghị "Khoa học và Công nghệ thực phẩm - Hội nhập cho cộng đồng kinh tế Đông Nam Á hướng tới sự phát triển bền vững"
-
Kinh tế Việt Nam
TPP được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
12:00' - 11/11/2017
Hội nghị Bộ trưởng TPP diễn ra tại Đà Nẵng trong các ngày 9 và 10/11 tại Đà Nẵng bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2017: Nga ủng hộ thành lập khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương
09:10' - 09/11/2017
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ ý tưởng hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là trung tâm kinh tế toàn cầu
11:52' - 07/11/2017
Các nền kinh tế APEC vẫn tăng trưởng cùng với hội nhập kinh tế khu vực đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thanh niên đóng góp tích cực cho tương lai khu vực châu Á-Thái Bình Dương
18:08' - 06/11/2017
Bên lề Diễn đàn, các đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC đã chia sẻ nhiều ý kiến về những khó khăn, thuận lợi, định hướng tương lai của thế hệ trẻ trong khu vực APEC.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.