Thờ cúng tổ tiên - bản sắc văn hóa người Việt
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.
Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Nơi đặt bàn thờ tổ tiên thường ở vị trí trang trọng nhất trong nhà.
Chính giữa ban thờ là bát hương tượng trưng cho vũ trụ, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời ở bên trái và mặt trăng ở bên phải.
Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (đốt nến). Ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.
Trước đây, với những nhà có điều kiện thì đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên.
Trong những ngày giỗ, tết hay những ngày quan trọng của gia đình như cưới hỏi, thi cử, các gia đình thường thắp hương khấn lễ. Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Không gian xung quanh nơi đặt bàn thờ sẽ là nơi con cháu trò chuyện, do đó khu thờ tự còn là nơi kết nối tình cảm gia đình.
Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc.
Mỗi họ có một ông Tổ chung và đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người "vấn tổ tầm tông". Con cháu trong họ sẽ lập Từ đường để thờ vị Thuỷ tổ.
Trưởng tộc là người được hưởng hương hoả của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ.
Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đặt bàn thờ hướng Tây vì quan niệm hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, thần linh, tổ tiên được an toạ.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên.
Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt.
Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả.
Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Cành đào được cắm trên bàn thờ có huyền lực trừ ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoa đào thắm là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu xuân.
Cây mía được đặt ở bên bàn thờ với ngụ ý để các “cụ” chống gậy về vui với con cháu.
Vào thời điểm giao thừa thiêng liêng, cả gia đình thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương thơm, thầm cầu mong một năm mới tràn đầy sức khỏe, bình an và may mắn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế số
Những cây cảnh rước tài lộc vào nhà ngày Tết
19:35' - 18/01/2017
Mỗi loại hoa, loại cây cảnh đều có ý nghĩa khác nhau và phù hợp với không gian riêng nên việc lựa chọn được loại cây vừa đẹp trang trí tết vừa hút tài lộc là một việc khá quan trọng.
-
Đời sống
Cúng ông Công ông Táo - một phong tục đẹp của người Việt
07:08' - 17/01/2017
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời.
-
Kinh tế tổng hợp
Tìm lại hồn xưa dòng tranh dân gian Việt Nam
20:38' - 30/10/2016
Dòng tranh dân gian Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ từ cuộc sống, khiến nguy cơ mai một rất cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới Di sản Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
19:56'
Ủy ban Di sản Thế giới đã thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô.
-
Đời sống
Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi
18:57'
Các nhà nghiên cứu cho biết di chỉ khảo cổ Penico nằm trong thung lũng Supe, cách thủ đô Lima của Peru khoảng 180 km về phía Bắc.
-
Đời sống
Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới
18:21'
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, quyết định ghi danh các tác phẩm chạm khắc trên đá thời kỳ đồ đá mới được đưa ra trong phiên họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO tại Paris vào ngày 12/7.
-
Đời sống
Cứu 2 người bị rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì
15:44'
Ngày 13/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ kịp thời tổ chức giải cứu thành công 2 người đi xe máy rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 13/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 13/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 13/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Khám phá thành phố Taxco - “thủ đô bạc” của Mexico
07:00' - 12/07/2025
Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 12/7
05:00' - 12/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 12/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 12/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Kết nối hỗ trợ, bảo vệ trẻ bị bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, Hà Nội
19:12' - 11/07/2025
Cô giáo chia sẻ, do cháu không ngủ trưa cô phạt, nhà trường mong muốn gia đình bỏ qua sự việc nhưng gia đình không đồng ý.
-
Đời sống
Hà Nội: Hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 768.000 học sinh tiểu học
16:20' - 11/07/2025
Hà Nội dự kiến sử dụng tổng kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học tại các trường công lập và tư thục ở thành phố.