Thu ngân sách tăng, băn khoăn cơ cấu chi
... dù thu NSNN trong tháng 3/2017 tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái là điểm tích cực.
Nhiều nguồn thu khởi sắc
Theo Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong tháng 3/2017 ước đạt 92,17 nghìn tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 280,9 nghìn tỷ đồng, bằng 23,2% dự toán, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể nguồn thu nội địa trong tháng 3 ước đạt 73,15 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với tháng trước; lũy kế thu quý I đạt 232 nghìn tỷ đồng, bằng 23,4% dự toán, tăng 13,3%.Nếu không kể thu tiền sử dụng đất, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thì thu nội địa quý I đạt 24% dự toán, tăng 11,1%.
Trong tháng 3, hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nên thu ngân sách từ hoạt động này ước đạt 25 nghìn tỷ đồng, tăng 19% (tương ứng khoảng 4 nghìn tỷ đồng) so với tháng 2.
Lũy kế thu quý I ước đạt 66,8 nghìn tỷ đồng, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ (29 nghìn tỷ đồng), thu cân đối NSNN đạt 37,8 nghìn tỷ đồng, bằng 21% dự toán, tăng 28,6%.
Báo cáo phân tích của Bộ Tài chính cho hay: Sở dĩ số thu tăng là do tăng trưởng của nền kinh tế những tháng cuối năm 2016 đạt khá (GDP quý 4/2016 tăng 6,68%).Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành những tháng đầu năm 2017 duy trì đà tăng trưởng cao so với vùng kỳ.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế quyết liệt triển khai công tác thu ngay từ đầu năm, rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm tra việc kê khai thuế, quyết toán thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số phát sinh vào NSNN.
Bên cạnh đó là việc tổ chức triển khai các giải pháp quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp, nhờ đó, đã có tác động tích cực đến thu NSNN.Ngoài ra, một số khoản thu quan trọng từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt khá và đều tăng so với cùng kỳ năm trước như: thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 25,4%; thuế thu nhập cá nhân đạt 30,3%; các khoản thu từ nhà đất đạt 35,2%....Trong tháng 3/2017, nguồn thu từ dầu thô tháng 3 ước đạt 3,95 nghìn tỷ đồng, giảm gần 400 tỷ đồng so với tháng trước nguyên nhân do dư thừa nguồn cung lớn, từ cuối tháng 2/2017 giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng giảm). Tuy nhiên, lũy kế thu quý I tăng gần 16% (ước đạt 11 nghìn tỷ đồng, bằng 28,9% dự toán).Băn khoăn cơ cấu chi
Đánh giá về công tác chi NSNN trong quý I, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, nhìn chung các nhiệm vụ chi ngân sách trong tháng 3 và quý I đảm bảo tiến độ dự toán và triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách...
Tổng chi NSNN tháng 3 ước đạt trên 110 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi quý I ước đạt 284,96 nghìn tỷ đồng, đạt trên 20% dự toán, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 44,16 nghìn tỷ đồng; chi trả nợ lãi 29,1 nghìn tỷ đồng; chi thường xuyên 211,2 nghìn tỷ đồng.Riêng về thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý I ước đạt 12,4% dự toán (cùng kỳ năm ngoái đạt 16%).Tiến độ giải ngân vốn đạt thấp chủ yếu do nhiều bộ, ngành, địa phương chậm triển khai phân bổ dự toán chi đầu tư công năm 2017 (tính đến ngày 15/2/2017, vẫn còn 13/45 bộ, cơ quan trung ương và 7/63 địa phương chưa triển khai phân bổ vốn đầu tư đến từng dự án).
Ngoài ra, Tết Nguyên đán cũng làm gián đoạn tiến độ thi công của nhiều dự án. Đồng thời, nguồn vốn trái phiếu chính phủ năm 2017 Quốc hội chưa thông qua danh mục và mức vốn cho từng dự án, nên chưa giao dự toán cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để triển khai thực hiện.Đề cập cơ cấu chi đầu tư co lại chỉ bằng một nửa so với chi trả nợ, bằng 1/5 so với chi thường xuyên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung băn khoăn cho rằng, cơ cấu đó làm bất ổn kinh tế vĩ mô.Theo Tổng cục Thống kê: Tính đến 15/3, chi đầu tư phát triển 32,6 nghìn tỷ đồng, bằng 9,1%; chi thường xuyên 173,2 nghìn tỷ đồng, bằng 19,3%. “Bộ trưởng Bộ Tài chính đổ lỗi bội chi tăng cao cho tình trạng tăng trưởng không đạt chỉ tiêu. Tất nhiên là có lý do đó, nhưng không phải tất cả. Nhà nước vẫn tăng thu cơ mà. Bao nhiêu năm nay, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng chưa năm nào không tăng thu cả, có năm tăng thu cả năm tỉ đô la Mỹ. Vì sao tăng thu mà thâm hụt ngân sách luôn trầm trọng như vậy?”, ông Cung đặt câu hỏi.Theo CIEM, cơ cấu chi tiêu như thế này mang lại rủi ro rất lớn. Nếu tiếp tục mở rộng chi thường xuyên, và không tăng chi đầu tư thì những rủi ro vĩ mô từng diễn ra trong các năm 2010-2011 có thể lặp lại. Chính phủ đề cập tăng tổng đầu tư lên 35% GDP từ mức 32% GDP (như trong quí 1/2017) thì cũng được nhưng cần lấy nguồn từ bán cổ phần nhà nước để thúc đẩy những dự án lớn chứ không thể có gói kích thích tài chính nào nữa.Tiền bán cổ phần dự kiến hơn 200.000 tỉ đồng trong 5 năm nữa cần được tập trung đầu tư cho những dự án lớn, có cơ chế quản lý chặt chẽ”, ông Cung nói.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 97,4 nghìn tỷ đồng
10:26' - 08/02/2017
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong tháng 1 năm 2017, tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN); cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách chính quyền địa phương các cấp được đảm bảo.
-
Tài chính
Thu ngân sách ngành hải quan đạt 5,7% dự toán
12:51' - 25/01/2017
Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, số thu của toàn ngành từ ngày 1 - 23/1/2017 là 16.236 tỷ đồng, đạt 5,7% dự toán.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2017
20:21' - 24/01/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 2562/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Cho vay hỗ trợ chính sách phát triển ngân sách TP. Hồ Chí Minh
21:21' - 20/01/2017
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc giải quyết khiếu nại của một số người dân liên quan đến dự án Thảo Cẩm Viên mới, huyện Củ Chi, TPHCM.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Độc lập tài chính - Ước mơ trong tầm tay của Gen Z
11:57'
Trong bối cảnh kinh tế biến động, không chỉ làm việc để kiếm sống, ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam chủ động quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân, tự chủ kinh tế, đặt mục tiêu độc lập tài chính.
-
Tài chính
Giới nhà giàu Hàn Quốc rút dần khỏi bất động sản, đổ tiền vào vàng và trái phiếu
09:56'
Những người giàu đang cố gắng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh bất ổn thông qua các khoản đầu tư đa dạng.
-
Tài chính
Tăng cường thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
17:57' - 16/04/2025
Các địa phương chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cấp tỉnh, cấp xã.
-
Tài chính
Phương án sắp xếp tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các tỉnh
14:51' - 16/04/2025
Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra nguyên tắc chung trong việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện mô hình chính quyền.
-
Tài chính
Ngân sách của UNICEF năm 2026 sẽ giảm 20% do mất viện trợ từ Mỹ
14:44' - 16/04/2025
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết dự kiến ngân sách năm 2026 của tổ chức này sẽ giảm ít nhất 20% so với năm 2024 do mất nguồn viện trợ từ Mỹ.
-
Tài chính
Trái phiếu châu Á hút vốn giữa bất ổn thuế quan từ Mỹ
08:59' - 16/04/2025
Các quỹ trái phiếu châu Á đã thu hút được 753 triệu USD ròng ngay cả khi danh mục thị trường mới nổi rộng lớn hơn đã mất 3,6 tỷ USD.
-
Tài chính
Bố trí ưu tiên nguồn vốn thực hiện chuyển đổi số với tiến độ cụ thể
12:09' - 15/04/2025
Để phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng hai con số, Bộ Tài chính đề xuất cần tổ chức triển khai, thực hiện nhiều giải pháp.
-
Tài chính
Cảnh báo việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa Bộ Tài chính để lừa đảo
10:37' - 15/04/2025
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân.
-
Tài chính
UNCTAD kêu gọi chính quyền Mỹ loại trừ các nước nghèo khỏi chính sách thuế mới
08:06' - 15/04/2025
UNCTAD cho rằng một số quốc gia được nhắc đến trong số 57 đối tác thương mại bị đe dọa áp thuế đối ứng trên 10% "là những quốc gia rất nhỏ, hoặc nghèo về kinh tế với sức mua rất thấp".