Thúc đẩy liên kết doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực điện tử
Trước thực trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở ngành điện tử cũng như một số ngành khác không kết nối được với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam để hình thành ra một hệ sinh thái cộng sinh giữa doanh nghiệp FDI và nội địa, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và khối các doanh nghiệp nội địa Việt Nam.
Điều này mang lại lợi ích cho cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và FDI nói riêng, cũng như đảm bảo đưa ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có thể hội nhập thành công trong bối cảnh mới.
Đánh giá về vai trò của ngành công nghiệp điện tử, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, ngành điện tử chính là minh chứng cho sự thành công của Việt Nam trong quá trình phát triển cũng như hội nhập. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó ngành này vẫn còn thiếu những đột phá.
Theo phân tích của ông Lộc, thành công của ngành điện tử là trong một thời gian ngắn, ngành này đã trở thành một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Việt Nam đã trở thành 1 trong 12 công xưởng sản xuất điện tử hàng đầu của thế giới và là công xưởng điện tử thứ 3 trong khu vực ASEAN. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt hơn 70 tỷ USD, gấp 2,5 lần ngành công nghiệp dệt may và gấp gần 5 lần ngành da giày. Đây cũng là quán quân những ngành định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Trong vòng 5 năm qua (từ năm 2012 đến năm 2017), số lượng các doanh nghiệp điện tử tăng gấp 2 lần và đạt 1.237 doanh nghiệp vào năm 2015. Theo đó, số lao động trong ngành này cũng tăng 3 lần và từ tổng số lao động trong ngành gần 239.000 người (năm 2011) đã tăng đến gần 611.500 lao động tính đến cuối năm 2017. Ngành này đang tiếp tục trở thành ngành có sức thu hút lớn trong hoạt động thu hút FDI đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, những điểm chưa thành công của ngành này là, hiện nay 100 doanh nghiệp lớn nhất của ngành điện tử thì có tới 99 doanh nghiệp FDI và chỉ có 1 doanh nghiệp nội địa Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu của ngành này và chiếm tới 70% doanh số tiêu thụ ngành điện tử tại thị trường nội địa. "Nhìn một cách tổng quan, doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử chủ yếu vẫn là các công xưởng lắp ráp hàng điện tử tại Việt Nam", ông Lộc cho biết. Trước tình trạng đuối sức của các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử, ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, dù nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nay đã đạt gần 190 tỷ USD, đóng góp hơn 25% vốn đầu tư toàn xã hội... nhưng tác động lan tỏa của khu vực FDI vẫn chưa được như kỳ vọng. Doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, có rất ít các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp FDI. "Bản thân các doanh nghiệp FDI cũng mong muốn có cộng đồng các nhà cung ứng nội địa là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để tiếp sức, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề khiến cho kết nối giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa khó lòng đạt hiệu quả như mong muốn", ông Mại nhấn mạnh. Đánh giá về việc doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng, báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương (Bộ Công Thương) cho thấy rằng, qua khảo sát 194 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyên sản xuất linh kiện kim loại, linh kiện điện, điện tử và linh kiện nhựa, cao su trong năm 2017 cho thấy số lượng doanh nghiệp nội địa cung ứng cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử, máy công nghiệp... Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không thay đổi được cách thức quản trị và đáp ứng các yêu cầu cao của nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất khó có được sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng như khó có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia từ Nhật Bản, ông Mại nhấn mạnh. Xuất phát từ thực tế này, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phối hợp với VCCI và Chính phủ Nhật Bản triển khai một số dự án và bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực. Đó là các dự án cải thiện số lượng và chất lượng việc làm thông qua các phương thức thực hành lao động trách nhiệm trong ngành điện tử tại Việt Nam; thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa...Qua những dự án này đã có 127 doanh nghiệp tham gia và được hưởng lợi từ dự án thông qua hoạt động đào tạo, tập huấn, đối thoại chính sách... Cũng chính 127 doanh nghiệp này đã gián tiếp tạo ra gần một nửa số lao động trong ngành điện tử Việt Nam.
Đây có thể là những bước đệm khởi đầu mở ra một giai đoạn cộng sinh cùng có lợi giữa doanh nghiệp FDI lớn và cộng đồng doanh nghiệp nội địa, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Từ đó, thúc đẩy trách nhiệm xã hội, tạo việc làm bền vững trong ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam. Đặc biệt là hướng tới hình thành chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam gắn kết với chuỗi cung ứng điện tử của thế giới./.- Từ khóa :
- ngành điện tử
- doanh nghiệp fdi
- fdi
- việt nam
Tin liên quan
-
Tài chính
Chìa khóa thành công là triển khai hóa đơn điện tử
12:43' - 17/06/2018
Từ vị trí gần cuối bảng xếp hạng, Quảng Ninh đã bứt phá vươn lên, duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước trong 5 năm liên tiếp (2013-2017).
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại điện tử: Tiềm năng lớn nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro
13:15' - 03/06/2018
Hà Nội là một trong hai địa phương đi đầu trong cả nước về Chỉ số thương mại điện tử với doanh thu năm sau cao hơn năm trước và ngày càng thu hút người tiêu dùng tham gia vào hoạt động mua bán online.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào cho viễn thông trong thương mại điện tử?
18:27' - 23/05/2018
Với tốc độ phát triển trung bình của thị trường thương mại điện tử từ 20 – 30%/năm, nhu cầu sử dụng tin nhắn để tương tác với khách hàng của doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ ngày càng lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Amazon bất ngờ ra giá phút chót nhằm thâu tóm TikTok
13:23'
Amazon đã đưa ra đề nghị mua lại ứng dụng TikTok vào phút chót khi ứng dụng này đang đối diện với nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Doanh số bán ô tô tăng mạnh trước 'giờ G' áp thuế mới
12:45'
Các hãng ô tô lớn cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng 3/2025 đã tăng mạnh, với hầu hết đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
-
Doanh nghiệp
Airbus có thể gặp khó với mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong năm 2025
08:00'
Airbus đã bàn giao 70 máy bay trong tháng 3/2025, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo cho thấy hãng này sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong cả năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
07:46'
Các chuyên gia cho rằng đây không chỉ là cú sốc tạm thời mà là biện pháp báo hiệu thời điểm để tái tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ cấu xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Hãng Korean Air “bắt tay” với Anduril để phát triển phương tiện bay tự hành
19:20' - 02/04/2025
Hãng hàng không hàng đầu của Hàn Quốc Korean Air cho biết đã ký bản ghi nhớ (MOU) với công ty công nghệ quốc phòng Anduril Industries của Mỹ để cùng phát triển các phương tiện bay tự hành (AAV).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08' - 02/04/2025
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26' - 02/04/2025
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56' - 02/04/2025
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00' - 02/04/2025
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.