Thương mại điện tử: Tiềm năng lớn nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro
Tuy nhiên, thương mại điện tử phát triển cũng kèm theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn về dữ liệu, công nghệ, thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức, luật pháp và các tiêu chuẩn công nghệ...
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố, trong 5 năm qua, Hà Nội liên tục là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số thương mại điện tử.
Đặc biệt, thị trường thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã có sự chuyển mình rõ rệt, với doanh thu cả năm 2017 đạt 36.000 tỷ đồng, chiếm 7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (tăng 2% so với năm 2016).
Lũy kế đến tháng 5/2018, có tổng số 7.726 website/ứng dụng thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân đã thông báo/đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố.
Mặc dù, thương mại điện tử có nhiều tiềm năng và phát triển mạnh trong thế giới hiện đại, nhưng ở Việt Nam hoạt động thương mại điện tử vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi việc thực hiện thao tác thương mại trên môi trường điện tử mới chỉ ở mức độ rất thấp, mang tính bán sơ khai, chưa chuyên nghiệp, tập quán thương mại vẫn là dùng tiền mặt, mua sắm nhỏ lẻ. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước vẫn đuối hơn so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu.Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhận định, hoạt động thương mại điện tử luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức với cơ quan quản lý. Các chủ thể hoạt động thương mại điện tử dễ dàng “xóa dấu vết”, cản trở việc thu thập chứng cứ khi vi phạm...
Bên cạnh khó khăn trong kiểm soát hàng giả, hàng nhái, thì tình trạng gian lận thuế là một trong những vấn đề nhức nhối của các cơ quan chức năng.
Chưa kể, trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển nhanh, nhiều dịch vụ mua sắm, bán lẻ, du lịch trực tuyến, quảng cáo trực tuyến còn tạo cơ hội cho dòng tiền “chảy” ra nước ngoài…
Điểm dễ nhận thấy của thương mại điện tử là giao dịch qua internet và chủ yếu người mua là khách lẻ. Hóa đơn bán hàng và chứng từ thường sơ sài, thậm chí không có.Người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giấy bảo hành sản phẩm. Vì thế, việc các doanh nghiệp phân phối và bán lẻ dễ dàng qua mặt cơ quan thuế.
Nhiều công ty mua bán online, mặc dù chưa được cấp phép đầy đủ, nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động bán lẻ, trốn thuế và lừa đảo thông qua website. Vì vậy, yêu cầu có những quy định chặt chẽ hơn với các công ty kinh doanh online là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, người có nhu cầu mua sắm trên các trang mạng rất lớn nhưng hầu hết khách hàng phải lựa chọn các kênh gián tiếp với chi phí cao, gấp nhiều lần giá trị món hàng.
Lý do đầu tiên của tình trạng này là hệ thống địa chỉ không đồng nhất khiến hàng hóa gửi qua đường bưu điện hay bị thất lạc.
Các gian hàng trên những trang web này thường phải hoàn tiền cho người mua. Do đó, Việt Nam bị nhiều nhà bán lẻ đưa vào danh sách không chuyển hàng qua đường bưu điện.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dự kiến đến năm 2025, giá trị hàng hóa lưu chuyển qua thương mại điện tử lên đến 7,5 tỷ USD, song cũng chỉ chiếm 5% tổng mức lưu chuyển hàng hóa.Các giải pháp đồng bộ
Để khuyến khích các doanh nghiệp thương mại điện tử Hà Nội phát triển, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản vừa ký ban hành Kế hoạch 84/KH-UBND ngày 9/4/2018, về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn năm 2018.
Trong đó, chú trọng khai thác các công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo AR, internet vạn vật IoT để sáng tạo các mô hình kinh doanh văn minh, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế của Thủ đô, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Về phía Sở Công Thương Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Hải cho biết, Sở đã tích cực triển khai quản lý và phát triển thương mại điện tử trong các lĩnh vực: dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; ứng dụng thuế điện tử, ứng dụng thanh toán điện tử nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; ứng dụng mã hình QR in trên tem chống giả, tem xác thực và các loại tem tương tự nhằm chống gian lận thương mại.
Sở cũng chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử; các đối tượng kinh doanh mặt hàng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, vi phạm chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm như rượu, thuốc lá ngoại, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… trên môi trường mạng, kịp thời xử lý vi phạm theo thẩm quyền.Đồng thời tuyên truyền, tập huấn và quản lý thuế điện tử; tăng cường đấu tranh, phòng ngừa, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Về hoạt động tuyên truyền, thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển thương mại điện tử của Trung ương và thành phố đến các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn; giới thiệu, phổ biến những mô hình thương mại điện tử mới, tiên tiến; đồng thời, khuyến khích thiết lập các website/ứng dụng thương mại điện tử chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn trên môi trường mạng.
Đồng thời khuyến khích ứng dụng mã hình QR trong truy xuất trực tuyến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa; ứng dụng mã hình QR in trên tem chống giả, tem xác thực hoặc các loại tem tương tự nhằm chống gian lận thương mại; ứng dụng mã hình QR trong truy xuất thông tin, thanh toán, khuyến mại trực tuyến, kê khai thuế điện tử…Tổ chức vận hành mạng lưới “Máy bán hàng tự động” tại các điểm công cộng; xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới dịch vụ vận chuyển, hạ tầng kho bãi, giao nhận hàng hóa nội thành và với các địa phương khác trong cả nước.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng chú trọng phát triển dịch vụ trực tuyến trong các lĩnh vực du lịch, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, truyền thông…, từ đó đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, hình thức, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào cho viễn thông trong thương mại điện tử?
18:27' - 23/05/2018
Với tốc độ phát triển trung bình của thị trường thương mại điện tử từ 20 – 30%/năm, nhu cầu sử dụng tin nhắn để tương tác với khách hàng của doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ ngày càng lớn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chính sách thuế trong thương mại điện tử vẫn còn nhiều vướng mắc
22:07' - 21/05/2018
Tổng cục Thuế cho biết, các chính sách thuế đối với thương mại điện tử hay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử chịu sự điều chỉnh của các luật.
-
Doanh nghiệp
Thương mại điện tử và câu chuyện hội nhập
15:38' - 02/05/2018
Với tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tại Việt Nam có thể đạt đến 50% trong năm 2020, hứa hẹn sẽ là một mảnh đất màu mỡ dành cho các nhà đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kích hoạt vị thế Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu
15:38'
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vào chiều 28/4 tới đây được kỳ vọng sẽ đề ra được các chính sách nhằm bảo vệ xuất khẩu trước thuế đối ứng của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công, khánh thành nhiều dự án kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
15:25'
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều địa phương trên cả nước đã khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án quan trọng,
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thưởng Sao Khuê 2025: Mang trí tuệ Việt Nam ra thế giới
15:03'
Ngày 19/4, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2025 dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật dự án ĐT.823D-trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An – TP. Hồ Chí Minh
14:45'
Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường là 1.106 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Đồng Hới
13:43'
Đây là dự án thành phần thuộc Dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Đồng Hới” với tổng mức đầu tư 1.750 tỷ đồng từ nguồn vốn của ACV.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành tuyến đường hơn 400 tỷ đồng nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai
13:42'
Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng chiếm 278 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng và các chi phí khác (134 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm
13:41'
Các dự án gồm Khánh thành công trình Xây dựng Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa, quận Tân Bình...
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án khu đô thị, sinh thái Eco Retreat
13:41'
Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch Eco Retreat do Công ty DB và Tập đoàn Eco Park làm chủ đầu tư có diện tích khoảng 220 ha, tổng mức đầu tư gần 17.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ
12:54'
Hai dự án khởi công lần này gồm dự án thành phần 3 và thành phần 5 do UBND tỉnh Bình Phước phụ trách, tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng.