Tiêu điểm trong ngày: Những thông điệp gây hoang mang
Càng đến gần ngày 12/6, thời điểm dự kiến diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore, sự kiện lịch sử này càng trở thành vấn đề nhạy cảm mà mọi động thái từ các bên liên quan đều có thể tác động tới sự thành bại của cuộc gặp.
Sáng 23/5 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "rất có thể" cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ không diễn ra trong tháng 6 tới như đã thông báo trước đó. Theo Tổng thống Trump, Nhà Trắng vẫn đang tiến hành công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Tuy nhiên, ông Trump khẳng định sẵn sàng dời cuộc gặp lịch sử này sang thời điểm khác hoặc thậm chí hủy bỏ, nếu như không đạt được một số điều kiện nhất định, trong đó có việc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang có chuyến công du 2 ngày tới Mỹ, với sứ mệnh làm cầu nối giữa Mỹ và Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân và chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa hai nước này.
Bởi vậy, tuyên bố của Tổng thống Mỹ có thể coi là động thái "dội gáo nước lạnh" vào nỗ lực của nhà lãnh đạo Hàn Quốc.
Trước đó, phát biểu với giới chức Mỹ tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, Tổng thống Moon Jae-in từng bày tỏ tin tưởng rằng cá nhân Tổng thống Trump sẽ giúp cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới diễn ra thành công, từ đó chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên và đem lại hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Động thái mới của Tổng thống Trump cho thấy sự ngờ vực và thiếu lòng tin giữa các bên chưa thể hóa giải trong một sớm một chiều, mặc dù Triều Tiên đang thể hiện thiện chí nhất định, cụ thể là đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong tuần này, một động thái nhằm thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà Bình Nhưỡng đưa ra trước đó.
Hiện một nhóm hơn 20 nhà báo từ các cơ quan truyền thông phương Tây, Hàn Quốc và Trung Quốc đã có mặt tại Triều Tiên để chuẩn bị chứng kiến sự kiện đóng cửa bãi thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri.
Theo Bộ Ngoại giao Triều Tiên, một loạt hoạt động sẽ diễn ra trong suốt buổi lễ, như cho nổ tất cả đường hầm của bãi thử, chặn hoàn toàn các lối vào, dỡ bỏ tất cả cơ sở quan sát, viện nghiên cứu và chốt bảo vệ trên mặt đất.
Tại cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ ở Nhà Trắng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã tái khẳng định với ông Trump rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên rất nghiêm túc trong vấn đề phi hạt nhân hóa và nhấn mạnh thêm rằng các cuộc đối thoại cấp cao liên Triều sẽ sớm được khôi phục sau khi cuộc tập trận thường niên của liên quân Hàn-Mỹ kết thúc. Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn thể hiện quan điểm khá cứng rắn và kiên quyết.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 23/5 cho biết Washington vẫn hy vọng về cuộc gặp thượng đỉnh đã được lên kế hoạch với Triều Tiên tại Singapore vào ngày 12/6 tới, song khẳng định sẽ không nhượng bộ trước cuộc gặp lịch sử vốn dự kiến thảo luận về việc phi hạt nhân hóa.
Theo ông Pence, Tổng thống Trump có thể "bỏ ngang" cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên nếu như nó không dẫn đến giải pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Mỹ muốn chứng kiến việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược, song quan điểm của Triều Tiên trong vấn đề này lại nhiều khác biệt, trong đó Bình Nhưỡng đề cập tới giải pháp phi hạt nhân hóa từng phần theo kiểu "có đi có lại" với những động thái tương ứng từ phía Mỹ.
Bình Nhưỡng mới đây cũng cảnh báo hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều để phản đối cuộc tập trận chung Thần Sấm của Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời chỉ trích “đòi hỏi một phía” của Mỹ về việc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân vô điều kiện.
Chuyên gia Ronald Radosh thuộc Viện Hudson (Mỹ) cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên không mấy tin vào lời hứa “hỗ trợ kinh tế” và “đảm bảo không có sự thay đổi chế độ ở Triều Tiên” mà Washington đưa ra, nhất là khi bất kỳ “chủ nhân "Nhà Trắng nào sau này cũng có thể dễ dàng đảo ngược chính sách của ông Trump, giống như điều đang xảy ra với các di sản của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Điều đó cũng có nghĩa Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Giới phân tích cho rằng tuyên bố mới của Tổng thống Mỹ có thể là cách để Washington tiếp tục chính sách "gây sức ép tối đa" với Bình Nhưỡng. Lâu nay Mỹ vẫn theo đuổi chính sách này và cho đây là cách để buộc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán.
Cũng có thể hiểu đây là "đòn gió" của Tổng thống Trump để tạo áp lực với phía Triều Tiên trước cuộc gặp sắp tới, qua đó Mỹ có thể có "lợi thế" trong đàm phán.
Tổng thống Trump được cho là đang trong tình thế bắt buộc phải đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên "tốt hơn" so với thỏa thuận được chính quyền người tiền nhiệm Obama đàm phán với Iran mà ông Trump đã rút khỏi với lý do đó là thỏa thuận tồi.
Điều đó sẽ không dễ dàng, nhất là khi thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) là kết quả của một tiến trình đàm phán cam go kéo dài hơn 10 năm.
Việc đạt được một thỏa thuận với Triều Tiên được xem là "có lợi" theo quan điểm của Mỹ sẽ khó khăn hơn nhiều. Theo cách mà Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi JCPOA với Iran, có thể thấy một thỏa thuận càng có lợi theo quan điểm của phía Mỹ sẽ là "bất lợi" đối với Bình Nhưỡng.
Những thông điệp không nhất quán của Mỹ hay Triều Tiên phần nào đang gây hoang mang và khiến dư luận nghi ngờ về cơ hội của cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tuy vậy, giới chuyên gia cũng nhận định rằng cả Mỹ và Triều Tiên đều có động lực để tiến hành cuộc tiếp xúc này.
Tổng thống Donald Trump muốn thông qua cuộc đối thoại Mỹ-Triều để ghi điểm cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, trong khi Triều Tiên muốn thông qua cuộc đối thoại để đổi lấy phát triển và an ninh. Do đó, vẫn có thể hy vọng cuộc đối thoại thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra trong tương lai.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Người Hàn Quốc ủng hộ hợp tác với Triều Tiên
17:31' - 23/05/2018
Lượng người Hàn Quốc coi Triều Tiên là một đối tác hợp tác và ủng hộ tái thống nhất hai miền đã tăng mạnh trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ sẵn sàng cho cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên
07:49' - 23/05/2018
Ngày 22/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng Triều Tiên ngay trong nhiệm kỳ
07:54' - 21/05/2018
Tổng thống Donald Trump muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên ngay trong nhiệm kỳ này và sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự nếu biện pháp ngoại giao thất bại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41' - 28/11/2024
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06' - 28/11/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36' - 28/11/2024
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59' - 28/11/2024
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.