Tổng thống Donald Trump có khiến Phố Wall hốt hoảng?
Tổng thống Mỹ đã tuyên bố sẽ rút lại các quy định tài chính ngặt nghèo, trong đó có việc bãi bỏ đạo luật Dodd-Frank, khiến các ngân hàng lớn hoan hỉ. Nhưng các cố vấn hàng đầu của ông lại tiếp tục lấp lửng về ý tưởng làm phương hại đến lợi ích của các ngân hàng lớn nhất, khiến họ phải lo lắng.
Trong cuộc gặp với một nhóm các nghị sĩ Mỹ mới đây, Gary Cohn - Cố vấn kinh tế, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, có nói rằng chính quyền đang tính đến việc khôi phục lại đạo luật Glass-Steagal.
Đây là đạo luật từng được áp dụng trong thời kỳ Đại suy thoái, tách bạch ngân hàng bán lẻ với ngân hàng đầu tư, phân chia ngành tài chính thành các công ty thương mại ở Phố Wall và các ngân hàng nhận tiền gửi đặt tại phố Main. Glass-Steagal được duy trì cho tới cuối những năm 1990 dưới thời của Tổng thống Bill Clinton.
Khôi phục lại đạo luật này là hành động hiếm có của Washington - một ý tưởng nhận được sự ủng hộ từ phía cả hai đảng. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren đã nắm lấy phát biểu của ông Cohn để tái đề xuất dự luật do bà và ông John McCain đồng bảo trợ, có tên gọi “Đạo luật Glass-Steagal Thế kỷ 21”. Thật bất ngờ, đưa Phố Wall “trở lại vòng kim cô lại trở thành mốt”.
“Chia tách ngân hàng đem lại nhiều lợi ích”, cây bút Barry Ritholtz viết trên tờ Bloomberg. Theo đó, việc bỏ đạo luật Glass-Steagal có thể không hẳn là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 2008 như nhiều người cáo buộc, nhưng việc khuyến khích các ngân hàng phình to về quy mô, không tách bạch về nghiệp vụ thì hẳn nhiên khiến cú đứt gãy “tồi tệ hơn rất nhiều”.
Sự trở lại của Glass-Steagal sẽ tái lập “bức tường lửa” giữa Phố Wall và Phố Main thông qua việc ngăn chặn các nhà đầu tư lớn mạo hiểm dùng những khoản tiền gửi hàng ngày của người dân vào các hoạt động đầu cơ đầy may rủi.
Nhưng cũng còn một lợi ích khác nữa: Khôi phục đạo luật này sẽ chấm dứt vấn nạn thường được biết tới là những ngân hàng “không bao giờ sụp đổ vì quá lớn”. Sau cùng, khi một ngân hàng đầu cơ phá sản, thì ai sẽ là người thực sự e sợ? Các nhà đầu tư lớn sẽ chịu thiệt hại, những người tiêu dùng sẽ cơ bản được an toàn.
Giới ngân hàng đang lo lắng và nên là như vậy. “Nỗi tức giận đang tăng lên ở cả hai dãy phố. Sự trở lại của Glass-Steagal sẽ là mũi tiêm phòng ngừa đối với các chính trị gia trước các cáo buộc quá mềm mỏng với các đế chế tài chính lớn”, tờ Thời báo Tài chính (Anh) nhận định.
Thoạt nhìn, thật là lạ khi ông Cohn, cựu lãnh đạo quyền lực số 2 tại Goldman Sachs, lại nằm trong nhóm hối thúc Tổng thống Trump dồn ép giới ngân hàng.
Nhưng điều này có thể cũng chẳng mấy ngạc nhiên, vì trong suốt lịch sử của mình, Goldman Sachs là ngân hàng đầu tư thuần túy, giữ vị trí thống lĩnh trong ngành tài chính ngân hàng. Nhưng sau khi Glass-Steagal bị bãi bỏ, Goldman Sachs đã phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều tập đoàn hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính như Citigroup và JPMorgan Chase.
Có lẽ, ông Cohn đã nghĩ về điều này. Glass-Steagal đã trở thành con đường ngắn nhất để lặp lại trật tự đối với nhóm các ông chủ nhà băng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: 100 ngày xáo trộn
18:07' - 27/04/2017
Ngay sau khi lên cầm quyền, ông Trump đã có những động thái nhằm xóa bỏ di sản của người tiền nhiệm Barack Obama và từng bước gây dựng dấu ấn cá nhân với định hướng rõ ràng
-
Kinh tế Thế giới
13 doanh nghiệp lớn kêu gọi Tổng thống Donald Trump không rút khỏi Hiệp định Paris
12:09' - 27/04/2017
13 doanh nghiệp lớn đã cùng ký vào một bức thư kiến nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump không rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump công bố gói chính sách thuế mới
07:21' - 27/04/2017
Ngày 26/4, Chính quyền Donald Trump đã công bố gói đề xuất chính sách thuế mới, theo đó thực hiện cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử đánh vào doanh nghiệp và cá nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).