13 doanh nghiệp lớn kêu gọi Tổng thống Donald Trump không rút khỏi Hiệp định Paris
Ngày 26/4, 13 doanh nghiệp lớn, trong đó có Tập đoàn dầu khí Shell và hãng bán lẻ khổng lồ Walmart, đã cùng ký vào một bức thư kiến nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump không rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
Trong thư, các doanh nghiệp trên cho biết hiện họ đang tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và đầu tư vào năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học, công nghệ thu gom và lưu trữ khí carbon phát thải và các công nghệ tiên tiến có thể giúp đạt được sự chuyển đổi năng lượng sạch. Và để quá trình chuyển đổi này thành công cần phải có sự chỉ đạo của các chính phủ.
Các doanh nghiệp nhấn mạnh những lợi ích kinh doanh của Mỹ được bảo đảm tốt nhất nếu có một khuôn khổ ổn định và thiết thực về một sự ứng phó toàn cầu có hiệu quả và cân bằng đối với biến đổi khí hậu, và Hiệp định Paris cung cấp khuôn khổ này.
Các doanh nghiệp ký vào bản kiến nghị trên gồm các tập đoàn dầu mỏ khổng lồ BP, Shell, các hãng công nghệ Google, Intel và Microsoft.
Ngoài ra còn có các hãng Dupont, General Mills, National Grid, Novartis, PG and E, Schneider Electric, Unilever và Walmart. Kiến nghị được Trung tâm Các giải pháp khí hậu và năng lượng đăng tải trên mạng.
Trước đó ngày 25/4, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cho rằng Mỹ nên tiếp tục tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, nhưng cần phải đàm phán lại hiệp định này khi mà một số nước châu Âu không nỗ lực cắt giảm lượng khí phát thải.
Trong các chiến dịch tranh cử năm ngoái, ông Trump từng tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Paris nếu đắc cử.
Nhà Trắng cho biết sẽ công bố quyết định về vấn đề này vào cuối tháng 5 tới.
Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu được đại diện 175 quốc gia, trong đó có những nước phát thải nhiều khí thải như Mỹ và Trung Quốc, ký kết tháng 4/2016 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York và chính thức có hiệu lực 7 tháng sau đó.
Theo văn kiện này, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 19).
Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD/năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry thừa nhận Mỹ nên tham gia Hiệp định Paris
07:43' - 26/04/2017
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry ngày 25/4 cho rằng Mỹ nên tiếp tục tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ quyết định về Hiệp định Paris trong tháng 5
09:54' - 31/03/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến đưa ra quyết định về việc tiếp tục tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vào cuối tháng 5.
-
Kinh tế Thế giới
Exxon Mobil khuyến cáo Mỹ không nên rút khỏi Hiệp định Paris
13:39' - 29/03/2017
Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil kêu gọi chính quyền của Tổng thống Donald Trump không nên rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, vốn được gần 200 nước ký kết tại Pháp cách đây 2 năm.
-
Kinh tế tổng hợp
Hiệp định Paris sẽ cứu hàng triệu con cá
07:05' - 25/12/2016
Cá đang là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm và trong ngành công nghiệp xuất khẩu thủy - hải sản toàn cầu trị giá 148 tỷ USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực
10:48' - 04/11/2016
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.