TPP chính thức được ký kết – Nền tảng cho thương mại thế kỷ 21 đã thành hình
Ngày 4/2, tại thành phố Auckland, New Zealand, vào lúc 11 giờ 30 giờ địa phương (5 giờ 30 phút giờ Hà Nội), Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và các Bộ trưởng Thương mại và Kinh tế của 11 nước thành viên khác tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ký vào văn bản này, đánh dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán để có thể bắt đầu thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước.
Chứng kiến lễ ký có Thủ tướng nước chủ nhà John Key. Phát biểu khai mạc lễ ký, Thủ tướng John Key bày tỏ niềm vinh dự được là nước tổ chức lễ ký chính thức TPP cũng tham gia toàn bộ quá trình hình thành TPP.
Ông cho rằng TPP giúp tự hóa thương mại và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thương trên khắp khu vực và về tổng thể sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho tất cả 12 nước thành viên cũng như công dân các nước này.
Sau lễ ký này, mỗi nước có thời gian hai năm để thực hiện các quy trình nội bộ, hoàn tất thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội để TPP có hiệu lực. Thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực khi được ít nhất sáu nước, chiếm tối thiểu 85% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp của cả 12 nước, phê chuẩn.
Điều này có nghĩa là thỏa thuận phải được Quốc hội tại hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP là Mỹ và Nhật Bản thông qua.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – được Tổng thống Mỹ Barack Obama miêu tả là nền tảng cho thương mại thế kỷ 21. Hiệp định này bao phủ gần 40% GDP và một phần ba thương mại của thế giới.
Mặc dù còn có những nhìn nhận đa chiều, song về tổng thể thì đa số người dân, cộng đồng doanh nghiệp các nước đều ủng hộ hiệp định TPP, cho rằng TPP sẽ đem lại lợi ích chung các nước thành viên thông qua việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, gắn kết các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu...
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Một khi có hiệu lực, TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính TPP sẽ giúp nâng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn bộ khu vực Thái Bình Dương thêm 1,1% vào năm 2030, trong đó Việt Nam sẽ chứng kiến GDP tăng 10%, tiếp theo là Malaysia tăng 8% và Brunei tăng 5%.
Nhật Bản đứng ở vị trí thứ sáu với mức tăng 2,7% trong khi Mỹ, nền kinh tế lớn nhất tham gia hiệp định này, sẽ chứng kiến GDP tăng trưởng khiêm tốn 0,4%.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng nhận định: “Nếu so sánh với các nước thành viên TPP, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ, trình độ phát triển còn thấp.
Vì vậy khi đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định TPP, rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất qua thực thi TPP, nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thu hút dịch vụ và đầu tư.
Theo tôi các ý kiến này không sai. Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào việc Việt Nam sẽ tranh thủ khai thác các lợi thế trong TPP và ứng phó với các thách thức khó khăn như thế nào.
Chỉ khi Việt Nam có được các giải pháp phù hợp thì lợi thế tiềm năng mới trở thành hiện thực và các khó khăn mới có thể giải quyết được”.
Sau lễ ký, 12 nước tham gia bao gồm Mỹ, Australia), Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình hợp thức hoá trong nước và mất hai năm để thoả thuận có hiệu lực./.
- Từ khóa :
- TPP
- chính thức ký kết
- ký kết TPP
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế TPP
20:23' - 03/02/2016
Hiệp định TPP sẽ củng cố và mở rộng các mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế TPP; tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực và toàn cầu của các thành viên...
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng cảnh báo Quốc hội Mỹ không nên trì hoãn phê chuẩn TPP
18:39' - 03/02/2016
Ngày 3/2, Nhà Trắng cảnh báo Quốc hội Mỹ rằng việc trì hoãn phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này .
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả thời gian bảo hộ trong TPP
14:24' - 02/02/2016
Doanh nghiệp Việt Nam phải có kế hoạch để phát huy thế mạnh của mình. Sau khi thời gian bảo hộ hết, doanh nghiệp có thể đứng vững được và cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm của các nước TPP.
-
Kinh tế Việt Nam
TPP: Australia dành cho Việt Nam 94% dòng thuế hưởng ưu đãi 0%
10:29' - 02/02/2016
Trong khuôn khổ TPP, Australia đã cam kết dành cho Việt Nam 94% dòng thuế được hưởng mức ưu đãi với thuế suất bằng 0%, tương đương 95% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia năm 2014.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với TPP
20:27' - 29/01/2016
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1 chiều 29/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Việt Nam được quốc tế ghi nhận và đánh giá có sự thành công bước đầu trong hội nhập TPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.