Trung Quốc áp thuế đậu tương của Mỹ - “con dao hai lưỡi”?
Trong một động thái nhằm làm leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, chính quyền Mỹ ngày 6/7 đã chính thức áp đơt thuế đầu tiên đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc. Quyết định này sẽ có hiệu lực trong vòng 2 tuần tới và Washington dự kiến tiếp tục áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng của Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD.
Phản ứng trước động thái của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này buộc phải đưa ra những biện pháp trả đũa. Trước đó, Trung Quốc đã đe dọa sẽ ra đòn trả đũa đối đẳng cả về quy mô lẫn tiến độ thực hiện. Đợt đầu cũng trị giá 34 tỷ USD, liên quan tới 545 mặt hàng, chủ yếu là đậu tương.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc hủy miễn giảm thuế đối với đậu tương Mỹ, thay vào đó áp thuế trừng phạt 25%, đã khiến Tổng thống Trump nổi giận, cho rằng Bắc Kinh đã gây phương hại tới các công ty, công nhân và nông dân của Mỹ, và ít nhiều dẫn đến động thái hôm 6/7 của Washington.
Thậm chí, ông chủ Nhà Trắng còn đe dọa áp thuế trừng phạt đối với 200 tỷ hàng hóa khác của Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc áp thuế trừng phạt đối với đậu tương của Mỹ đã "chọc" đúng “chỗ đau” của ông Trump. Nhận định này không phải là không có lý.
Thứ nhất, Trung Quốc là khách hàng mua đậu tương lớn nhất của Mỹ. Tạp chí CommonWealth cho biết năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu đậu tương của Mỹ là 21,66 tỷ USD, 57,1% trong số đó là thu được từ xuất khẩu sang Trung Quốc.Theo báo cáo nghiên cứu của hai nhà kinh tế nông nghiệp Mỹ thuộc trường Đại học Purdue là Wally Tyner và Farzad Taheripour, nếu Trung Quốc áp thuế 10% đối với đậu tương Mỹ, tổng lượng xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 18%. Trong trường hợp thuế nâng lên 30%, xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 40%.Thứ hai, các bang nông nghiệp vốn là “kho phiếu” của ông Trump nói riêng và đảng Cộng hòa nói chung. Việc Trung Quốc “khai đao” với đậu tương Mỹ dường như là muốn gây ra sự hoảng sợ trên thị trường. Quả thực, sau khi Trung Quốc đưa ra quyết định áp thuế trừng phạt trả đũa, giá đậu tương Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua.Trong một phát biểu được tờ China Daily dẫn lời, Chủ tịch Tổ chức Những người nông dân vì tự do thương mại (Mỹ) Brian Kuehl cho rằng những gì đang diễn ra không phải là chiến thuật đàm phán thương mại mà là áp thuế lên sinh kế của người nông dân Mỹ. Đối với nông dân Mỹ, điều này không phải là trên lý thuyết mà trở thành nỗi sợ hãi "rõ như ban ngày".Tuy nhiên, câu chuyện có thể không dễ dàng phát triển theo chiều hướng như vậy. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc và của Trung tâm Nghiên cứu thị trường nông nghiệp quốc gia thuộc trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, trong 5 năm, từ năm 2013-2017, lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 63,38 triệu tấn lên 95,65 triệu tấn, tương đương tăng 50,7%.Trong cùng thời gian, sản lượng đậu tương trong nước của Trung Quốc tăng từ 11,95 triệu tấn lên 14,4 triệu tấn, tương đương tăng 20,8%. Nếu xem xét ở góc độ nhu cầu, ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng sản lượng đậu tương trong nước hoàn toàn không thể sánh được với tốc độ tăng trưởng về nhu cầu đậu tương, chỉ có thể dựa vào nhập khẩu để khỏa lấp sự thiếu hụt, và mức độ lệ thuộc vào nhập khẩu rất cao, lên tới gần 90%.Trong đó, năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 32,85 triệu tấn đậu tương từ Mỹ, chiếm 34,4% tổng lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc. Mỹ hiện đứng thứ 2 trong danh sách các nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc, sau Brazil (53,3%) và trên Argentina (6,9%).Với thực trạng nêu trên, việc sử dụng đậu tương để ép Tổng thống Trump, ngăn sự tấn công của Mỹ trên mặt trận thương mại có thể trở thành "con dao hai lưỡi" bởi trong thời gian ngắn, Trung Quốc khó có thể nâng mạnh sản lượng đậu tương.Ngoài hạn chế về tập quán canh tác, đậu tương là loại cây trồng không thích hợp để mở rộng diện tích một cách quá mức bởi nó sẽ thu hẹp diện tích trồng cây lương thực khác, từ đó gây xáo động về giá cả trên thị trường lương thực, không có lợi cho phát triển kinh tế.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khó có thể tìm được thị trường nhập khẩu đậu tương thay thế Mỹ. Hiện nay, 3 nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc là Brazil, Mỹ và Argentina. Năm 2017, Trung Quốc nhập hơn 50 triệu tấn đậu tương từ Brazil, chiếm 78,9% lượng đậu tương xuất khẩu của Brazil, còn đối với Argentina tỷ lệ này là gần 90%, tương đương 6,6 triệu tấn. Trừ phi sản lượng đậu tương của Brazil và Argentina tăng đột biến, nếu không đối với Trung Quốc, đậu tương Mỹ vẫn khó có thể bị thay thế. Nói cách khác, một khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Trung Quốc vẫn cần tới đậu tương Mỹ để bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường. Việc áp thuế trừng phạt lên đậu tương Mỹ không chỉ rất khó cản được ông Trump, ngược lại có thể khiến giá nhập khẩu đậu tương tăng lên, làm giá thành ngành chăn nuôi, sản xuất và gia công thực phẩm tăng lên, trở thành nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên.Có lẽ vì vậy, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế trừng phạt đối đẳng, Tổng thống Trump đã không ngần ngại đe dọa tăng quy mô áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc.Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có bùng nổ hay không, theo nhiều chuyên gia, cần phải đợi xem vào ngày 6/7 tới, hai bên có thực sự áp thuế trừng phạt 25% đối với hàng hóa của nhau hay không. Tuy nhiên, những "đòn cân não" mà hai bên đưa ra khiến môi trường kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện thêm nhiều nhân tố không xác định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ gây phương hại cho công ty nước ngoài tại Trung Quốc
10:45' - 05/07/2018
Ngày 5/7, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng các mức thuế mà Mỹ áp đặt sẽ gây phương hại cho chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có cả các công ty nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ethiopia - Biểu tượng đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi
06:30' - 05/07/2018
Nhật báo Le Monde vừa đăng bài phóng sự về sự hiện diện khắp nơi của Trung Quốc tại châu Phi, trong đó Ethiopia là biểu tượng đặc trưng của làn sóng đầu tư ồ ạt, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tìm kiếm nguồn cung nông sản thay thế hàng hóa Mỹ
21:12' - 04/07/2018
Người dân Trung Quốc thời gian tới đây được cho là sẽ phải thay đổi thói quen tiêu dùng khi Bắc Kinh đã sẵn sàng cho kế hoạch áp đặt mức thuế 25% với hàng trăm mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không muốn làm gia tăng căng thẳng thương mại với Mỹ
19:55' - 04/07/2018
Ngày 4/7, Bộ Tài chính Trung Quốc khẳng định, nước này sẽ không nổ "phát súng" đầu tiên trong cuộc chiến thương mại với Mỹ và sẽ không là bên đầu tiên áp thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc "cấm cửa" Micron của Mỹ
19:28' - 04/07/2018
Một tòa án tại thành phố Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc phán quyết rằng Micron phải ngừng bán hơn 12 loại ổ lưu trữ bán dẫn, thẻ nhớ và vi mạch.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm Tập đoàn ZTE của Trung Quốc
10:24' - 04/07/2018
Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố cho ZTE thời hạn tới ngày 1/8 năm nay để tiếp tục duy trì mạng lưới và trang thiết bị hiện có tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc "chuẩn bị" cho một cuộc chiến thương mại với Mỹ
05:48' - 04/07/2018
Ngày 3/7, Trung Quốc tuyên bố "đã chuẩn bị đầy đủ" cho một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27'
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26'
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26'
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.