Trung Quốc cải cách thuế mạnh mẽ nhất trong nhiều thập niên
Bắt đầu từ ngày 1/5, VAT đã thay thế thuế doanh nghiệp (BT) trong các ngành xây dựng, bất động sản, dịch vụ tài chính và dịch vụ tiêu dùng để tránh tình trạng đánh thuế hai lần, một động thái được kỳ vọng sẽ giảm tiền đóng thuế trên 500 tỷ nhân dân tệ (76,9 tỷ USD) chỉ trong năm 2016.
Lần mở rộng này diễn ra bốn năm sau đợt thí điểm đầu tiên về cải cách VAT trong lĩnh vực dịch vụ ở trung tâm tài chính Thượng Hải và với quyết định đó, VAT sẽ thay thế BT trong tất cả các lĩnh vực.
VAT chỉ được đánh trên giá trị gia tăng ở mỗi mắt xích trong chuỗi sản phẩm. Việc đánh loại thuế này là phù hợp với thông lệ quốc tế và hiệu quả hơn khi tránh việc đánh thuế hai lần như theo cơ chế BT, vốn được dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm chi phí đầu vào.
Các chuyên gia nhìn nhận đó là cải cách thuế đáng kể nhất trong nhiều thập niên ở Trung Quốc, khi sẽ cải thiện hơn nữa cơ cấu thuế và duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Chủ tịch Công ty dịch tài chính Cedrus Investments có trụ sở tại Hong Kong, Rani Jarkas, cho rằng cải cách VAT sẽ củng cố hoạt động hiện nay của nền kinh tế, cho phép thị trường đóng vai trò quyết định và sau cùng, sẽ duy trì động lực phát triển trong tương lai.
Theo Giám đốc Viện nghiên cứu tài chính thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc, Liu Shangxi, VAT góp phần tạo ra một thị trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Ông cho rằng một hệ thống thuế thống nhất bao trùm sản xuất, lưu thông và tiêu thụ tất cả các sản phẩm và dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để thị trường đóng vai trò quyết định trong phân phối các nguồn lực.
Theo nhà nghiên cứu Zhang Bin ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cải cách thuế sẽ thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của tất cả các ngành. Ông cho rằng việc áp dụng rộng rãi VAT đã cho thấy ý nghĩa của cải cách thuế.
Cải cách VAT là quyết định có ý nghĩa nhất được thực hiện nhằm giảm thuế trong những năm gần đây. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại Quốc hội Trung Quốc hồi tháng Ba rằng chính phủ sẽ đảm bảo gánh nặng thuế đối với tất cả các ngành sẽ được giảm bớt.
Trung Quốc đang đứng trước nhiệm vụ khó khăn là thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế rộng khắp trong khi phải duy trì tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6,5-7% trong năm nay.
Các chuyên gia cho rằng cải cách VAT có thể là chìa khóa để mở ra các cải cách lớn hơn, không chỉ là những điều chỉnh trong cơ cấu thuế mà còn là về cách thức chia sẻ nguồn thu thuế giữa các chính quyền trung ương và địa phương.
Đó là những vấn đề được cho là căn bản nhất và cũng là gai góc nhất của một cuộc cải cách thực sự đối với hệ thống kinh tế của Trung Quốc.
>>> Trung Quốc công bố quy định chi tiết về cải cách thuế VAT
Tin liên quan
-
Giá vàng
Từ 1/6, Trung Quốc sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất, nhập khẩu vàng
20:05' - 04/05/2016
Chính sách mới của Trung Quốc được thử nghiệm từ ngày 1/6 và sẽ cho phép các công ty kinh doanh vàng có thể thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu lên đến 12 lần chỉ với một giấy phép.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc muốn quảng bá hàng “rẻ và bền” tại Nam Phi
16:24' - 03/05/2016
Mới đây, phái đoàn gồm đại diện của 18 doanh nghiệp Trung Quốc đã tới Johannesburg, Nam Phi, nhằm quảng bá các mặt hàng “Made in China” có giá rẻ và bền đến người dân Nam Phi.
-
Hàng hoá
Trung Quốc siết chặt thị trường hàng xa xỉ không chính thức
12:17' - 02/05/2016
Trung Quốc sẽ tăng phí đối với các gói hàng được đặt từ nước ngoài và làm mạnh tay với những người buôn lậu hàng xa xỉ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Đại gia" bán lẻ Mỹ tạo ra cơn sốt mua sắm dịp cuối năm
16:14'
Hàng dài người xếp hàng chờ đợi trong tiết trời buốt giá để sở hữu các sản phẩm liên quan đến series sản phẩm “Eras Tour” của nữ ca sĩ nổi tiếng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN sẽ tăng lương tối thiểu năm 2025
16:13'
Chính phủ nước này đã quyết định tăng lương tối thiểu thêm 6,5% vào năm 2025 để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động mua sắm trực tuyến khởi sắc trong lễ Tạ ơn
15:58'
Người tiêu dùng toàn cầu đã chi 33,6 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Botswana trở thành trung tâm chứng nhận kim cương để xuất khẩu sang G7
15:13'
Botswana đã được cấp phép thành lập một trung tâm xác minh sau các cuộc thảo luận "chuyên sâu" với Nhóm kỹ thuật kim cương G7.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ đặt mục tiêu về FTA mở rộng với Trung Quốc
14:20'
Nghị sĩ Thomas Aeschi, Chủ tịch phái đoàn EU-EFTA, ngày 29/11 cho biết thỏa thuận thương mại tự do mở rộng giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc sẽ sớm được đưa vào triển khai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.