Tự do và sự áp đặt
Mới đây, trên Freedomhouse.org có đăng báo cáo thường niên của tổ chức Freedom House (tổ chức phi chính phủ Ngôi nhà tự do) với tiêu đề Tự do trên thế giới năm 2018. Báo cáo công bố ngày 16/1/2018 đề cập đến 195 quốc gia trên thế giới, trong đó 88 nước được công nhận là “có tự do”, 58 nước chỉ “phần nào có tự do” và 49 nước còn lại bị cho là “hoàn toàn không có tự do về nhiều mặt”.
Trong phần nói về Việt Nam, tổ chức này vẫn cho mình cái quyền “xếp hạng” Việt Nam “nằm trong số 49 nước hoàn toàn không được tự do về nhiều mặt; trong đó, 3 lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng”.
Nhiều người không lạ gì với báo cáo thường niên tự nhận là Ngôi nhà tự do này. Điều lạ là mặc dù vấp phải sự phản đối của không ít quốc gia, Freedom House vẫn không thay đổi cách nhìn thiên kiến, đánh giá sai lệch và cả sự áp đặt thô bạo. Bằng chứng là tất cả những nội dung mà tổ chức này nêu lên đều trái ngược hoàn toàn với thực tế ở Việt Nam; rằng, các quyền tự do ở Việt Nam ngày càng được bảo đảm và bảo vệ, ngày càng thể hiện rõ và đầy đủ bản chất dân chủ, tiến bộ.
Bằng chứng là trong Hiến pháp năm 2013, chương về “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân” từ vị trí Chương V trong Hiến pháp năm 1992 đã được đưa lên vị trí Chương II trong Hiến pháp năm 2013. Sự thay đổi này được các nhà làm luật đánh giá không chỉ là sự thay đổi đơn thuần về bố cục mà là một sự thay đổi về nhận thức, với quan niệm đề cao chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp, coi nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.
Không những thế, ở Điều 14 Hiến pháp 2013 cũng khẳng định “Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Không những thế, Điều 28 Hiến pháp năm 2013 còn khẳng định “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Thực tế chính trị ở Việt Nam mà ai cũng biết là người dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Và việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều đó được khẳng định ngay từ Hiến pháp 1946 và ngày càng được bảo đảm trên thực tế thông qua các cuộc bầu cử công khai.
Không những thế, các phiên họp mà thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội đều được truyền hình trực tiếp đến rộng rãi người xem trong và ngoài nước. Chả lẽ đó lại là sự mất tự do, mất dân chủ?
Trên Freedomhouse.org, đích thân ông Michael J. Abramowitz , Chủ tịch tổ chức Freedom House cũng nói rằng: “Các nguyên lý cơ bản của dân chủ, bao gồm bảo đảm bầu cử tự do và công bằng, quyền của các dân tộc thiểu số, tự do báo chí và pháp quyền…”; vậy thì không hiểu tổ chức này dựa trên tiêu chí và thực tế nào để có cái cách đánh giá đi ngược lại hoàn toàn thực tế ở Việt Nam?
Về cái gọi là “Việt Nam thiếu hẳn là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do mạng”, do không muốn làm mất thời gian của bạn đọc, xin đưa ra một vài số liêu:
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến giữa năm 2017, Việt Nam có 982 cơ quan báo, tạp chí in và 150 cơ quan báo điện tử đã được cấp phép. Hiện Việt Nam có tổng số 182 kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá, và 54 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền hình trả tiền…
Thống kê cũng cho thấy, ở Việt Nam có 17.297 nhà báo được cấp Thẻ nhà báo và các nhà báo được hoạt động tự do theo quy định của pháp luật.
Cũng ở Việt Nam, các phiên tòa đều được xét xử công khai và các nhà báo được quyền quan sát, theo dõi, đưa tin về các phiên tòa.
Như vậy, chả lẽ đối với những nước không cho phép báo chí quan sát, theo dõi các phiên tòa thì việc nhà báo ở Việt Nam được theo dõi, quan sát và đưa tin về mọi phiên tòa lại bị coi là “không có tự do báo chí” hay sao??
Theo thống kê của trang tin The Next Web, tính tới tháng 7/ 2017, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số người dùng Facebook với 64 triệu người người, chiếm 3% trong tổng số tài khoản Facebook đang hoạt động toàn cầu. Còn theo tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế, tính đến tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số, đứng thứ 6 ở châu Á về số người sử dụng Internet.Không cần phải nhiều lời, tự bản thân các con số trên đã cho thấy báo cáo của Freedom House đã xuyên tạc sự thật đến mức nào.
Còn cái mà Freedom House gọi là “những người bất đồng chính kiến”, “những người đối lập” ở Việt Nam bị “bắt giữ” thì xin thưa ngay rằng, ở Việt Nam không có cái mà Freedom House gọi là “bất đồng chính kiến”, vì mọi ý kiến đều được tự do bày tỏ và được tôn trọng tiếp thu.
Có điều, mọi hoạt động ở bất cứ một quốc gia có chủ quyền nào cũng phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó. Ở Việt Nam cũng không có sự đàn áp “những người bất đồng chính kiến” mà chỉ có các hành vi vi phạm pháp luật phải xét xử theo quy định, bất kể người đó là ai. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật!
Xin đừng gọi những người lợi dụng tự do, dân chủ để xâm phạm quyền tự do và lợi ích của nhà nước, các tổ chức và công dân khác là “bất đồng chính kiến” hay “đối lập”. Ở đây, đã có sự đánh tráo khái niệm khá tinh vi.
Để dễ hiểu, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ: Giả sử ở một bang nào đó của Hoa Kỳ có một người vi phạm pháp luật của nước này và bị bắt giữ, thậm chí bị tòa án kết tội theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người đó lại theo một tôn giáo nào đó. Vậy khi đó Freedom House sẽ gọi hành vi của người đó là “vi phạm pháp luật” hay gọi việc kết tội người này là “đàn áp tôn giáo”???
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, và khi đưa ra ví dụ này, chúng tôi chỉ muốn nhân mạnh một nguyên tắc về tự do là đầu tiên phải không được xâm phạm tự do của người khác. Rằng, mỗi quốc gia đều có chuẩn giá trị riêng do nhân dân nước đó lựa chọn và xây dựng, miễn là nó không trái với những quy định và thông lệ quốc tế chung.
Điều đó có nghĩa, không thể lấy quyền sở hữu súng ở Mỹ để đánh giá các quốc gia đề cao việc kiểm soát vũ khí là “không có tự do”. Việc lấy tiêu chí của người này, nước này để đánh giá người khác, nước khác chính là sự vi phạm tự do một cách thô bạo.
Freedom House có quyền đưa ra các đánh giá của mình, miễn là các đánh giá đó phải có cơ sở thực tế, khoa học và không trái với chuẩn mực, thông lệ quốc tế.
Còn nếu một ai đó áp đặt tiêu chuẩn và cái nhìn thiên kiến, sai lệch, thậm chí xuyên tạc của mình lên người khác, quốc gia khác thì đó chính là đã xâm phạm tự do, là sự đi ngược lại tiêu chí tự do một cách rõ ràng nhất và nó hoàn toàn vô giá trị.
Tự do không có nghĩa là tự do áp đặt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng
18:36' - 02/01/2018
Năm 2017, nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có những sự kiện đối ngoại mang tầm cỡ quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Bộ Nội vụ cung cấp nhiều vấn đề báo chí quan tâm
21:10' - 12/12/2017
Chiều 12/12, Bộ Nội vụ đã tổ chức họp báo, cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Tại cuộc họp báo, Bộ Nội vụ tiếp tục trả lời về các vấn đề liên quan đến vụ thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Báo chí phải định hướng thông tin đúng trên mạng xã hội
15:27' - 17/11/2017
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, báo chí hiện nay đang ở tình trạng bị mạng xã hội dẫn dắt, phải làm thế nào để chính báo chí là hạt nhân dẫn dắt, định hướng thông tin đúng trên mạng xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Báo chí Indonesia đánh giá cao vị thế mới của Việt Nam
21:57' - 15/11/2017
Báo Jakarta Post số ra mới đây đăng bài phân tích của tác giả Anjaiah đánh giá cao vị thế của Việt Nam thông qua việc tổ chức Năm APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo chí Singapore đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam tại APEC 2017
17:37' - 06/11/2017
Trong một bài viết đăng trên trang mạng theindependent.sg, tác giả đã đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam tại APEC 2017, góp phần thúc đẩy phát triển bao trùm ở khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra một số thông tin kinh tế - xã hội phản ánh trên báo chí
20:52' - 11/10/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về một số thông tin kinh tế - xã hội phản ánh trên báo chí ngày 3 - 4/10/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Giải đáp nhiều vấn đề kinh tế mà dư luận quan tâm
21:01' - 03/10/2017
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra vào chiều 3/10, đại diện các Bộ: Giao thông Vận tải và Công Thương đã giải đáp những băn khoăn mà dư luận quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ chưa hoạt động, đã có nhà đầu tư được chấp thuận giai đoạn 2
21:46' - 06/01/2025
Giai đoạn 2 của dự án có quy mô diện tích hơn 540 ha, với tổng vốn đầu tư là 7.850 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh cần huy động 620.000 tỷ đồng cho mục tiêu tăng trưởng trên 10%
20:26' - 06/01/2025
Trong năm 2025, thành phố cần huy động khoảng 620.000 tỷ đồng vốn đầu tư xã hội để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt hai chữ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030
20:26' - 06/01/2025
Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
19:57' - 06/01/2025
Theo Thủ tướng Chính phủ, cần sắp xếp, đổi mới để tách bạch nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án trọng điểm tại Cẩm Khê
18:50' - 06/01/2025
UBND huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) thông tin về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất giải phóng mặt bằng dự án Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng
18:47' - 06/01/2025
Năm 2024, thu nhập bình quân của lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6%, tương ứng tăng 610 nghìn đồng so với năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Các địa phương siết chặt quản lý, bình ổn giá cả hàng hóa phục vụ Tết
18:45' - 06/01/2025
Các siêu thị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia chương trình bình ổn thị trường, với tổng giá trị hàng hóa dự trữ trên hàng trăm tỷ đồng để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền đề để kinh tế năm 2025 tăng tốc và về đích
18:07' - 06/01/2025
Kết quả tích cực năm 2024 là tiền đề để bước sang năm 2025 nền kinh tế sẽ tăng tốc và về đích, hoàn thành cao nhất các mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam - các nhà vô địch ASEAN Cup 2024
17:41' - 06/01/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương, khen thưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024.