Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
Giám đốc điều hành (CEO) Quỹ đầu tư quốc gia Na Uy (NBIM) - quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới - Nicolai Tangen ngày 28/4 nhận định, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng mà ông cho là rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
Ông Tangen cho biết kịch bản kinh tế phân tách đã được đưa vào các bài kiểm tra sức chịu đựng rủi ro (stress-test) của NBIM. Kết quả cho thấy đây “là một kịch bản rất tiêu cực". Ông mô tả hiện trạng thế giới đang đối mặt “chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh, chiến tranh thương mại và chiến tranh công nghệ”, với mức độ căng thẳng giữa các cường quốc ngày càng lớn, dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại, áp lực lạm phát gia tăng và môi trường đầu tư nhiều bất ổn.
Trả lời câu hỏi liệu thế giới đã bước vào kịch bản phân mảnh hay chưa, ông Tangen cho rằng “có vẻ như vậy”. Theo kết quả kiểm tra, trong trường hợp thế giới phân mảnh, NBIM có thể mất tới hơn 30% tổng giá trị tài sản.
Nhận định về tình hình thị trường toàn cầu, ông Tangen chỉ ra xu hướng đi ngang khiến ông bất ngờ, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đầy biến động trong những tuần qua.
Tuy nhiên, ông cho rằng chưa thể đoán được tình trạng ít dao động này sẽ kéo dài bao lâu, nhất là khi các doanh nghiệp ngày càng dè dặt trong việc đưa ra dự báo kinh doanh, trong đó nhấn mạnh việc gia tăng các công ty không công bố dự báo trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Ông Tangen nhận định những doanh nghiệp có khả năng trụ vững trong môi trường hiện tại là những đơn vị có thể chống chịu tốt áp lực giá – hoặc bằng cách tăng giá bán mà không làm tổn hại tài chính khi các đối thủ cũng buộc phải tăng giá, hoặc nhờ có chuỗi cung ứng linh hoạt. Tuy nhiên, ông không nêu rõ những ngành hoặc doanh nghiệp cụ thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chiến tranh thương mại.
Trong năm qua, quỹ NBIM đã duy trì tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ, ở mức thấp hơn trung bình. Theo ông Tangen, các điều chỉnh này chỉ ở mức nhỏ do quỹ phải tuân thủ nhiệm vụ đầu tư được Quốc hội Na Uy quy định.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo ở vị trí CEO của NBIM, ông Tangen cho biết trọng tâm sẽ là tiếp tục tối ưu hóa mọi khía cạnh vận hành của quỹ, trong đó cải thiện thêm 1% ở mọi lĩnh vực. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, không chỉ với NBIM mà còn với khoảng 9.000 công ty mà quỹ đầu tư.
Quỹ NBIM, quản lý 1.800 tỷ USD doanh thu từ dầu khí của Na Uy, hiện là quỹ đầu tư lớn nhất trong mô hình quỹ đầu tư quốc gia, sở hữu trung bình khoảng 1,5% cổ phiếu niêm yết toàn cầu tại hơn 9.000 doanh nghiệp. Bên cạnh cổ phiếu, quỹ còn đầu tư lớn vào trái phiếu, bất động sản và năng lượng tái tạo.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Thế giới chia cắt là rủi ro lớn nhất cho thị trường
10:25' - 29/04/2025
Đây là nhận định của ông Nicolai Tangen, Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Norges Bank Investment Management (NBIM), Quỹ đầu tư trị giá 1.800 tỷ USD của Na Uy.
-
Hàng hoá
Nguy cơ nhu cầu giảm đè nặng lên giá dầu thế giới
07:19' - 29/04/2025
Giá dầu Brent đã giảm hơn 1 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 28/4, do những lo ngại về tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang gây áp lực lên nhu cầu dầu.
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới phục hồi nhờ lực cầu bắt đáy
07:19' - 29/04/2025
Phiên 28/4, giá vàng đảo chiều tăng nhẹ nhờ lực cầu bắt đáy, giữa lúc thị trường tập trung vào các diễn biến liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và một loạt dữ liệu kinh tế sắp được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.