Vạn Phúc-vẹn nguyên bài thơ tình lụa trắng Bài 2: Những bí quyết giữ "ngón nghề" đặc sắc
Từ kinh nghiệm và tình yêu với nghề dệt lụa cổ truyền, ông Lê Văn Thành đã tạo ra "bí quyết" nhuộm lụa đa màu, không phai, tô điểm thêm vẻ đẹp cho những thước lụa Vạn Phúc nổi tiếng có từ ngàn năm.
May mắn được gặp gỡ, trò chuyện với các nghệ nhân của làng nghề; trong đó câu chuyện nhuộm lụa với bí quyết đa màu, không phai khiến sắc lụa lung linh trong nắng của nghệ nhân cao niên Lê Văn Thành đã thu hút sự tò mò cho nhiều du khách đến đây.
Ông là người cao tuổi nhất của làng nghề lụa Vạn Phúc và ông cũng là người đã tạo ra bước ngoặt cho công nghệ nhuộm vải đa màu, không phai ở đây. Ở tuổi 82 nhưng ông luôn say sưa với nghề và không ngừng cống hiến cho làng nghề lụa Vạn Phúc.
Sinh ra trong một gia đình ba đời làm nghề nhuộm, ấp ủ nhiều dự định cho nghề nhưng đến năm 30 tuổi nghệ nhân Lê Văn Thành mới có điều kiện nghiên cứu cũng như phát triển được nghề do cha ông để lại.
Vốn đã thành công trong việc sản xuất ra mực Thăng Long cao cấp, không nhòe, không phai màu, ông đã quyết định thử nghiệm trên vải lụa khi được một khách hàng khuyên.
Hình ảnh khách hàng khi diện bộ đồ may bằng lụa tơ tằm rất đẹp nhưng chỉ một trận mưa nhỏ vải phai màu nhem nhuốc đã thôi thúc ông nghiên cứu để sản xuất ra sản phẩm lụa không phai màu.
Nghệ nhân Lê Văn Thành tâm sự: “Những năm phát triển mô hình hợp tác xã nghề lụa tơ tằm không phát triển được do công nghệ chưa cao, sản phẩm chưa tinh xảo. Những thước lụa sản xuất ra mềm mại nhưng kém màu và màu dễ phai. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng đủ làm tan tành công sức của một ngày nhuộm.
Thời đó, hóa chất nhuộm màu rất hiếm, hầu như bà con làng nghề đều nhuộm màu từ cỏ cây, hoa lá. Khi độ tinh xảo chưa đến, kinh phí đầu tư cho nhuộm không có thì màu nhuộm cũng chỉ đơn thuần vài ba sắc và độ giữ màu rất kém. Làng nghề lắm lúc đau đầu, điêu đứng khi các thương gia, lái buôn phàn nàn chất lượng về màu cũng như hủy đơn hàng chỉ vì vải lụa bị phai màu”.
Sau khi nghe xong câu chuyện và mong muốn của vị khách này, ông nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất thành công màu không phai trên lụa. Khi chứng kiến tác phẩm đầu tay với màu sắc đa dạng nhưng tinh tế, màu lụa dù ngâm vào nước cũng không phai dù chỉ một chút nhỏ, ông Thành vỡ òa trong hạnh phúc.
Chia sẻ về cách thức nhuộm màu, ông Thành cho biết, để sản xuất được những tấm lụa như vậy, ông đã áp dụng những kinh nghiệm từ làm mực Thăng Long cao cấp để sản xuất ra màu nhuộm. Quy trình nhuộm qua 2 bước cơ bản là chọn đúng thời điểm nhuộm và chọn loại thuốc nhuộm phù hợp với chất liệu lụa.
Nắm được đặc điểm của tơ tằm là không chịu được nồng độ kiềm cao trong khi thuốc nhuộm vải không phai lại có nồng độ kiềm lớn. Chính vì vậy, trong quá trình nhuộm, phải khống chế được độ kiềm, sau khi nhuộm phải tiến hành xử lí để đạt được độ bền màu.
Sản phẩm lụa sau khi dệt xong được gọi là hàng mộc, lúc này trong thành phần của lụa chiếm 75% là fibroin và 25% là petin. Petin là một chất keo dính sau khi dệt xong lụa tơ tằm phải được cho vào nấu để loại bỏ chất keo tạo sự mềm mại cho sợi vải. Nếu trong quá trình nấu kết hợp với nhuộm thì màu sẽ bền và không bị phai.
Mặt khác, thuốc nhuộm không phai thường có độ dung môi kiềm lớn trong khi đặc thù của tơ tằm thì độ chịu kiềm lại kém. Do đó, khi nhuộm vải để khống chế được độ kiềm đòi hỏi người thợ tay nghề cao, tỉ mỉ mới làm được. Đặc biệt, loại nước dùng để nhuộm lụa phải trong, tinh khiết màu nhuộm mới sáng, mịn lên được màu mà người nhuộm mong muốn.
Theo nghệ nhân Lê Văn Thành, quá trình nhuộm màu là quá trình khó nhất trong chuỗi quy trình tạo ra lụa tơ tằm mang thương hiệu lụa Vạn Phúc. Những người thực hiện nhuộm màu phải là những người thợ tay nghề rất cao và thật sự yêu nghề này mới làm được.
Với thời gian phù hợp, độ pha màu chuẩn, người thợ nhuộm phải nhanh tay, tinh mắt và có kĩ thuật "sờ lụa" điêu luyện thì mới mong có sắc lụa đẹp như ý muốn. Người thợ nhuộm dồn tâm huyết và công sức “thổi hồn” vào từng thước lụa qua bàn tay tỷ mỷ của mình để cho ra mỗi tấm lụa có những màu sắc khác nhau.
Hiện nay, xưởng nhuộm Phúc Thành của ông Lê Văn Thành rất đông đơn hàng nhuộm, có những đơn hàng nhuộm rất lớn. Uy tín của xưởng nhuộm đã được khẳng định trên thương trường. Nhiều khách hàng đã lo lắng: “Nếu xưởng của nghệ nhân cao tuổi này đóng cửa thì chúng tôi cũng phá sản theo”.
Tuy nhiên, điều mà khiến nghệ nhân trăn trở là ông vẫn chưa tìm ra một người nào có thể nối nghiệp nhuộm màu của mình. Con cháu trong gia đình cũng theo nghiệp lụa nhưng ở lĩnh vực kinh doanh. Sản xuất thủ công nên số lượng hàng không đáp ứng đủ nhu cầu trong khi đó những thợ lành nghề thì dần chuyển sang làm công việc khác tìm nguồn thu nhập ổn định hơn.
Theo anh Nguyễn Văn Nam (cháu nghệ nhân Lê Văn Thành), nghề nhuộm lụa rất khó, đòi hỏi phải có sự kiện trì, bền bỉ. Chất liệu tơ tằm nhuộm khó, cần đúc kết nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Chính vì vậy, mà không mấy ai mặn mà với nghề nhuộm lụa này.
Theo ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc, nghệ nhân Lê Văn Thành đóng góp lớn cho ngành nhuộm tơ tằm địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Ông đã cùng với những nghệ nhân khác đưa làng nghề Vạn Phúc lên tầm cao mới, mang lại sự đa dạng màu sắc cũng như độ bền màu cho vải lụa Vạn Phúc cho dù bị tác động của nhiệt độ cũng như thời gian.
- Từ khóa :
- lụa vạn phúc
- nghề nhuộm lụa
- làng nghề
Tin liên quan
-
Thị trường
Vạn Phúc - vẹn nguyên bài thơ tình lụa trắng: Bài 1 - Dệt “chiếc áo mới”
18:48' - 15/02/2016
Vạn Phúc là một trong những làng nghề quan trọng của Hà Nội không chỉ phát triển kinh tế mà còn là điểm tham quan du lịch làng nghề, mua sắm sản phẩm...
-
Xe & Công nghệ
Lụa Vạn Phúc “vận lộn” trong cơn bão thị trường
10:44' - 17/11/2015
Nổi tiếng với nghề dệt hơn ngàn năm tuổi, lụa Vạn Phúc đã làm say đắm nhiều du khách thập phương. Thế nhưng trước bối cảnh hội nhập, lụa Vạn Phúc sẽ phải làm mới mình để tồn tại và phát triển.
-
Thị trường
Làng lụa Vạn Phúc: Tre đã già mà măng chưa mọc
11:03' - 22/10/2015
Sản phẩm lụa tơ tằm làng Vạn Phúc đang có nguy cơ bị thất truyền, vì “tre đã già mà măng chưa mọc”. Hiện nay, số lượng người tham gia sản xuất lụa chủ yếu ở độ tuổi từ 45 – 65 tuổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản còn nhiều thách thức
16:14'
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Thị trường
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp biến động rất mạnh
09:09'
Giá dầu thô kéo đà suy yếu sang tuần thứ ba liên tiếp, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2024.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu về mức thấp nhất hơn 2 năm
18:50' - 09/02/2025
Thị trường lúa gạo trở lại sau Tết Nguyên đán không có nhiều biến động so với trước Tết, thị trường giao dịch trầm lắm.
-
Thị trường
Trung Quốc: Quy mô ngành trí tuệ nhân tạo của Thượng Hải đạt 55 tỷ USD trong năm 2024
09:57' - 09/02/2025
Quy mô ngành trí tuệ nhân tạo (AI) của Thượng Hải đạt hơn 400 tỷ nhân dân tệ (55 tỷ USD) trong năm 2024, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Thị trường
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 19 tháng
19:06' - 08/02/2025
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 418-428 USD/tấn, giảm so với mức 429-435 USD/tấn của tuần trước. Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giao dịch ở mức 395-405 USD/tấn trong tuần này.
-
Thị trường
Chỉ số giá thực phẩm toàn cầu giảm trong tháng 1/2025
09:10' - 08/02/2025
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 7/2 công bố báo cáo cho biết giá thực phẩm toàn cầu giảm trong tháng 1, chủ yếu do giá đường và dầu thực vật giảm.
-
Thị trường
Lotte Mart áp dụng khuyến mãi lớn cho các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc
12:24' - 07/02/2025
Từ 08/02 đến 25/02/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Tinh hoa Hàn Quốc” với nhiều ưu đãi hấp dẫn, mang đến cho khách hàng cơ hội mua sắm nhiều sản phẩm chất lượng.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index hồi phục quanh ngưỡng 2.300 điểm
09:17' - 07/02/2025
Thị trường nông sản đã hồi phục nhanh chóng khi 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó, kim loại cơ bản cũng nhận được sự hỗ trợ...
-
Thị trường
Xếp hàng mua vàng cầu may mắn, tài lộc ngày vía Thần Tài
08:56' - 07/02/2025
Ngày vía Thần Tài - mùng 10 tháng Giêng, nhiều người dân đã xếp hàng từ sáng sớm tại các điểm kinh doanh vàng để mua những sản phẩm vàng với mong muốn năm mới có nhiều may mắn, đắc tài, đắc lộc.