Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. Đối với mỗi người dân Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ rất quan trọng, không thể bỏ qua trong những ngày đầu năm. Bởi thế mới có câu thành ngữ “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Còn có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.
Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật…
Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới.
Với người Việt, Tết Nguyên Tiêu còn là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận. Vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên Tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển.
Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành.
Nước ta vào thời Lý - Trần, triều đình có tổ chức Tết Trạng nguyên; đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, Tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.
Xưa kia, tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên. Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất. Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc.
Sau ngày này, họ thường cất hoặc đốt những bộ trò chơi này đi để thúc giục con cháu khởi động một năm mới làm việc chăm chỉ, thi cử đỗ đạt.
Đối với bình dân, vào dịp Tết Nguyên Tiêu nhiều nơi thường mở hội làng, bằng nhiều loại hình dân gian, tổ chức lễ thắp đèn hoa, đua thuyền bơi trải, vật võ, có cả múa, hát, lục cúng hoa đăng…
Từ xưa, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu trăng như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… làm nhiều bài thơ hay về Nguyên tiêu.
Ở thời cận đại, xuân Mậu Tý, năm 1948, tại núi rừng chiến khu Việt Bắc, nhà thơ Hồ Chí Minh, mặc dù rất bận việc quân, việc nước, nhưng trước xuân trăng dạt dào thi hứng, dẫn mạch như sóng trào, Người đã viết bài thơ Nguyên tiêu bằng chữ Hán:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.Đây là một trong những bài thơ hay nhất của thi ca Việt Nam viết về trăng xuân. Từ cảm xúc sâu sắc qua bài thơ Nguyên tiêu của nhà thơ Hồ Chí Minh đã khơi dậy những cảm xúc thi ca giàu triết lý nhân văn của một đất nước ngàn năm văn hiến “lắm anh hùng, nhiều nghệ sĩ”. Và từ năm 2003, rằm tháng Giêng còn là Ngày Thơ Việt Nam.
Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ hay thăm viếng cảnh chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an./.
[Nguồn: TTXVN, Giáo hội Phật giáo Việt Nam]
>>> Cúng rằm tháng Giêng thế nào để may mắn cả năm?
>>> Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này
Tin liên quan
-
Đời sống
Thờ cúng tổ tiên - bản sắc văn hóa người Việt
08:02' - 29/01/2017
Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.
-
Đời sống
Tết cổ truyền ở gia đình đa văn hóa
21:07' - 28/01/2017
Với nhiều người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam, Tết là một dịp trải nghiệm thú vị. Đặc biệt với những ai đã yêu con người, đất nước Việt Nam, kết hôn và gắn bó với mảnh đất hình chữ S này.
-
Kinh tế & Xã hội
Những phong tục cổ truyền trong ngày Tết
18:57' - 28/01/2017
Trước và sau Tết Nguyên đán, người Việt có nhiều phong tục khác nhau, tuỳ theo từng địa phương.
-
Hàng hoá
Cá kho làng Vũ Đại - Vị ngon ngày Tết
19:12' - 27/01/2017
Làng Vũ Đại - quê hương của cố nhà văn Nam Cao ngày nay còn được biết đến với món ăn ngày Tết rất đỗi thân quen mà cũng nức tiếng gần xa, món cá kho.
-
Đời sống
Đặc sắc Tết Mông trên rẻo cao Điện Biên
19:05' - 26/01/2017
Những ngày này, khi những cành đào nở rộ đỏ thắm, hoa dã quỳ rực vàng ven đường, người Mông ở xã Na Tông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên lại nhộn nhịp tổ chức ngày Tết của dân tộc mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước
07:00' - 05/04/2025
Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335).
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/4
05:00' - 05/04/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 5/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
6 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum vào trưa nay
16:04' - 04/04/2025
Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4.
-
Đời sống
Kiên Giang tặng quà gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn
16:03' - 04/04/2025
Sáng 4/4, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức tặng hơn 300 phần quà, gồm sữa, rau, củ quả cho trẻ em, hộ Khmer và tặng Nhà nhân ái cho gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đời sống
Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với biển đảo quê hương của tuổi trẻ Bến Tre
10:30' - 04/04/2025
Xác định tuyên truyền về bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp bộ đoàn tỉnh Bến Tre đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 4/4
05:00' - 04/04/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 4/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 4/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cần Thơ xây dựng kè chống sạt lở sông Ô Môn để bảo vệ dân cư
19:20' - 03/04/2025
Ngày 3/4, UBND thành phố Cần Thơ họp triển khai thi công kè chống sạt lở khẩn cấp sông Ô Môn, đoạn qua địa bàn phường Thới An (quận Ô Môn) với tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 130 tỷ đồng.
-
Đời sống
Vĩnh Phúc chỉ đạo chấn chỉnh vi phạm đất đai, đảm bảo an ninh trật tự
18:42' - 03/04/2025
Vĩnh Phúc yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang đường bộ trên địa bàn tỉnh.
-
Đời sống
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
15:52' - 03/04/2025
Vinmec không chỉ ươm mầm hạnh phúc cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn có thai, mà còn đồng hành trọn vẹn trong quá trình chăm sóc thai kỳ và đảm bảo em bé khỏe mạnh chào đời.