Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác phi tập trung
Đây là nhận định chung của các đại biểu tham dự hội thảo "Tăng cường hợp tác địa phương Việt Nam – Pháp", diễn ra ngày 25/6 tại Paris, Pháp.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hội thảo đã thu hút sự tham gia của 4 tỉnh và thành phố Việt Nam là Hà Nội, Cần Thơ, Phú Yên và Quảng Ngãi, cũng như của các thành phố và các tổ chức của Pháp đã thiết lập mối quan hệ hợp tác phi tập trung với các địa phương Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thiệp khẳng định hai bên đã làm được nhiều việc trong thời gian qua và có nhiều dự án để thực hiện trong thời gian tới. Các địa phương của Việt Nam đã chứng tỏ được sự chủ động trong hợp tác quốc tế và sẵn sàng tăng tốc nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.
Theo ông Christophe Katsahian, Phó vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Ngoại giao Pháp, một trong những ưu tiên của Pháp là triển khai các dự án hợp tác quốc tế đến gần nhất với người dân. Thực tế đã chứng minh rằng các địa phương Việt Nam và Pháp có khả năng hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, thông qua các dự án đã được triển khai và hoạt động hiệu quả.
Vì vậy, ngày càng có nhiều địa phương Pháp tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam. Hiện nay, khoảng hơn 20 địa phương của Pháp tham gia các dự án hợp tác phát triển với các tỉnh, thành của Việt Nam.
Hình thức hợp tác này mang lại một giá trị to lớn cho các hoạt động của Pháp tại Việt Nam thông qua việc tham gia vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như củng cố các khả năng về thể chế của các tác nhân địa phương.
Một số địa phương đã nhận thấy rõ hiệu quả của quan hệ hợp tác này như Brest và Hải Phòng, Val-de-Marne và Yên Bái, Aquitaine và Thừa Thiên-Huế, Choisy-le-roi và quận Đống Đa (Hà Nội), Ile-de-France và Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đánh giá mối quan hệ giữa Ile-de-France và Hà Nội là "mẫu mực và hiệu quả", nhất là trong các lĩnh vực bảo tồn phát triển các di sản văn hóa, quy hoạch và quản lý đô thị.
Giữa hai thủ đô có nhiều nét văn hóa tương đồng, hòa quyện với nhau. Nhân dịp này, lãnh đạo Hà Nội và Ile-de-France sẽ ký kết Chương trình hành động giai đoạn 2018 – 2021, với các lĩnh vực ưu tiên là viện trợ phát triển, trao đổi chuyên gia, đầu tư trực tiếp, mua bán chuyển giao công nghệ, chống biến đổi khí hậu, du lịch, y tế, giáo dục, nông nghiệp kỹ thuật cao, chính phủ điện tử và cải cách hành chính.
Tại hội thảo, đại diện của các địa phương Việt Nam và Pháp đã trao đổi về những tiềm năng hợp tác song phương. Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên giới thiệu các dự án đang kêu gọi đầu tư, nhất là trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm.
Đại diện của Choisy-le-roi cho biết thành phố thuộc Vùng thủ đô Pháp này sẽ tham gia triển khai dự án xây dựng một trung tâm văn hóa mang tên Ngôi nhà Việt Nam bên bờ sông Seine.
Theo đại diện của Seine-Saint-Denis, tỉnh đang có quan hệ hợp tác với Hải Dương trong bảo vệ môi trường và xử lý nước thải, đào tạo kỹ sư môi trường, xử lý rác thải làng nghề…
Trong thời gian sắp tới, hai bên sẽ cùng nhau tăng cường hiệu quả các dự án đã triển khai và có thể sẽ mở rộng sang lĩnh vực tin học và số hóa, hoặc văn hóa thể thao nói chung.
Nhân dịp này, ông Jean-Claude Dardelet, Phó chủ tịch thành phố Toulouse, đã giới thiệu các bước chuẩn bị cho Hội nghị hợp tác địa phương Việt Nam – Pháp lần thứ 11, dự kiến sẽ diễn ra năm 2019 tại Toulouse.
Ngoài các chủ đề truyền thống phục vụ phát triển địa phương, hội nghị lần thứ 11 sẽ đề cập đến các ưu tiên quốc gia, trong đó có các cam kết song phương trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.
Hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – Pháp (hay còn gọi là hợp tác phi tập trung Việt Nam – Pháp) được khởi nguồn từ năm 1989 với việc thành lập mối quan hệ đối tác giữa vùng Ile-de-France và thành phố Hà Nội.
Từ những năm 1990, hình thức hợp tác này không ngừng được củng cố, phát triển và đã trở thành nét đặc thù, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa các cấp địa phương của hai nước.
Hội nghị hợp tác phi tập trung được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996 tại thành phố Lille, Pháp. Từ năm 2005, hội nghị được tổ chức luân phiên giữa các tỉnh/thành phố của Việt Nam và Pháp, từ 2 đến 3 năm một lần nhằm mục đích củng cố quan hệ hợp tác vốn có cũng như tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển quan hệ đối tác trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, đào tạo đại học, môi trường, hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế
08:44' - 17/06/2018
Trong 25 năm qua, khoảng 3.000 bác sĩ Việt Nam đã được đào tạo tại các bệnh viện của Pháp.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm quan hệ giữa Việt Nam và Pháp
08:06' - 12/04/2018
Đây là bộ tem thứ tư được Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với cơ quan Bưu chính Pháp phát hành.
-
Đời sống
Việt Nam và Pháp ký ghi nhớ hợp tác và hội đàm về phòng, chống tham nhũng
20:18' - 15/01/2018
Chiều 15/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác và Hội đàm về phòng, chống tham nhũng giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam với Cơ quan Phòng chống tham nhũng Cộng hòa Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quốc lộ 50: Phải giải quyết mặt bằng để kịp thông xe cuối 2025
20:50' - 03/04/2025
Hiện dự án vẫn đang vướng mặt bằng, phải có đủ mặt bằng trước 30/4 tới, chủ đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
20:40' - 03/04/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 939/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam để Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày
19:50' - 03/04/2025
Đồng chí Khamtay Siphandone là một trong những nhà lãnh đạo tiên phong trong công cuộc gây dựng con đường cách mạng của Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian đàm phán mức thuế quan để hai bên cùng có lợi
19:40' - 03/04/2025
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, các mức thuế đối ứng sẽ có hiệu lực từ ngày 9/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Giải ngân nhanh nhưng phải đảm đảm chặt chẽ, đúng quy định
19:33' - 03/04/2025
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung hơn nữa cho các công trình trọng điểm, nhất là các tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho giải ngân vốn đầu tư công
19:02' - 03/04/2025
Hiện, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát, trình cơ quan thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho việc triển khai thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Thu ngân sách tăng 7,72% trong quý I/2025, thu thuế doanh nghiệp đạt 45% dự toán
18:51' - 03/04/2025
Nhiều chỉ tiêu thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… ghi nhận đạt trên 25% dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ.