Vốn chính sách đồng hành cùng người dân vùng khó
Quảng Ninh hiện còn 22 xã và 11 thôn đặc biệt khó khăn và thống kê theo chuẩn nghèo cho giai đoạn 2016-2020, tổng số hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn các thôn, xã đặc biệt khó khăn của tỉnh là trên 9.600 hộ, chiếm 64,57% tổng số hộ dân trên địa bàn.
Nhiều năm qua, nhờ chính sách tín dụng ưu đãi đối vùng khó khăn đã giúp cho người dân vùng này cải thiện kinh tế và nâng cao đời sống, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hải Hà là một trong những huyện miền núi khó khăn của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào vùng khó khăn cao hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh.
Địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó, dân cư phân bố không đều. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người dân nơi đây không đồng đều.
Vì vậy, việc giúp dân xóa đói, giảm nghèo bền vững luôn được địa phương quan tâm; trong đó có việc giúp người dân tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình.
Ông Phạm Văn Hoan ở thôn 4, xã Quảng Sơn là một điển hình về sử dụng vốn vay ưu đãi hiệu quả. Ông phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi có được như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ vào nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đây thực sự là động lực để gia đình phấn đấu từ đó có cuộc sống ổn định hơn. Năm 2014, được tiếp cận vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng qua chương trình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình có điều kiện đầu tư trồng rừng và trồng cây ăn trái.
Nhờ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn cây ăn trái hàng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Còn 12 ha rừng keo ước tính sang năm 2017 sẽ cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng”.
Cũng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, gia đình ông Chíu Sáng Quay ở thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà có điều kiện phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn nhờ vốn vay ưu đãi.
Ông Chíu Sáng Quay cho hay: “Ở vùng non cao nơi đây, gia đình chỉ biết sống nhờ vào làm nương, trồng rừng. Nhưng ngặt nỗi không có vốn để đầu tư.
Nhờ nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội gia đình đã trồng được 5 ha rừng keo và tăng thêm đàn bò từ 3 lên 7 con. Cuộc sống gia đình giờ đã khấm khá hơn. Mấy đứa con trai cũng có thêm việc làm, phát triển kinh tế gia đình”.
Theo Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Hội phụ nữ thôn 4, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, hiện tổ có 35 hội viên, với dư nợ trên 700 triệu đồng. Hầu hết các hộ vay vốn chính sách đều sử dụng đúng mục đích vốn vay và đem lại hiệu quả.Đáng chú ý, đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển kinh tế đều đang thực hiện các mô hình kinh tế khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, bước đầu phát huy hiệu quả, tạo thu nhập ổn định.
Tính đến nay, trên toàn xã Quảng Sơn có 45 hộ đã thoát nghèo, vượt chỉ tiêu đề ra 10 hộ; trong đó có sự trợ lực của vốn tín dụng chính sách. Điển hình như các hộ Phạm Thị Lưu, Vòn A Tài, Nguyễn Thị Bé, Nguyễn Hồng Vi, Chíu Thị Phấu... sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn vay để phát triển chăn nuôi, trồng rừng đã vươn lên thoát nghèo.
Hầu hết cánh rừng trồng keo, trồng quế trên địa bàn xã đã được phủ xanh nhờ vốn tín dụng chính sách. Cuộc sống của đồng bào nơi đây giờ đã ổn định hơn.
Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Hà, Vũ Kim Thanh cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội luôn cố gắng tạo điều kiện tối đa để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay một cách nhanh nhất; đồng thời, luôn sâu sát cùng khách hàng suốt quá trình vay, kịp thời tháo gỡ khó khăn để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả nhất.
Chính sự phối hợp chặt chẽ này năm 2015, Hải Hà không có nợ quá hạn đối với vốn vay hộ nghèo, cận nghèo; cơ bản nhu cầu về vốn chính sách của người dân trên địa bàn huyện được đáp ứng.
Báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh cho thấy, đến nay dự nợ tín dụng chính sách tại những vùng khó khăn đạt gần 380 tỷ đồng với 12.012 khách hàng còn dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn chỉ bằng 0,26%.
Riêng trong 9 tháng của năm 2016, doanh số cho vay tại các vùng khó khăn đạt gần 142 tỷ đồng với 3.060 lượt khách hàng vay vốn. Các hộ vay đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả mang lại thu nhập kinh tế cho gia đình, góp phần ổn định đời sống.
Nhiều mô hình kinh tế phát triển thành công nhờ sự đầu tư từ nguồn tín dụng ưu đãi này, không chỉ nâng cao đời sống kinh tế của bản thân và gia đình mà còn đóng một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương.
Điều này đã phần nào giúp thay đổi diện mạo những vùng khó khăn của địa phương.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn và xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền Quảng Ninh xác định huy động tổng thể các nguồn lực, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực cho sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhu cầu vốn là rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự tham gia, góp sức của cả cộng đồng. Cùng trong tinh thần đó, sự đầu tư của dòng vốn tín dụng chính sách đã giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên cùng sự phát triển của địa phương./
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Trên 3,3 triệu lượt học sinh sinh viên được vay vốn chính sách
14:11' - 27/09/2016
Sau 9 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đến nay, nguồn vốn cho vay đã linh động qua từng năm.
-
Ngân hàng
Dân vùng cao đổi đời nhờ nguồn vốn chính sách
07:39' - 07/09/2016
Đây là câu chuyện của những con người sinh sống tại Bản Giốc có tinh thần làm giàu bảo vệ quê hương mảnh đất Cao Bằng.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn cho vay mua, thuê nhà ở xã hội
16:39' - 29/07/2016
Ngân hàng Chính sách xã hội vừa ban hành văn bản số 2526/NHCS-TDSV hướng dẫn nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Vietcombank đẩy mạnh tăng vốn điều lệ và phát hành riêng lẻ, hướng đến mốc gần 89.000 tỷ đồng
13:24'
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Tùng cho biết Vietcombank đang triển khai đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 6,5% vốn điều lệ, nhằm nâng cao năng lực tài chính và phù hợp với chiến lược dài hạn.
-
Ngân hàng
BIDV chủ động “thiết kế” kịch bản ứng phó, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu
12:43'
Lãnh đạo BIDV đánh giá tác động từ các biện pháp áp thuế không chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất, mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
-
Ngân hàng
Đồng ý chủ trương tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
12:37'
Sáng 26/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ nguồn ngân sách nhà nước.
-
Ngân hàng
AppotaPay bắt tay BIDV: Hé lộ 3 dịch vụ thanh toán "đáng chờ" sắp ra mắt
10:12'
Theo thoả thuận, AppotaPay và BIDV cùng phối hợp triển khai ba dịch vụ thanh toán trọng điểm: hỗ trợ thu hộ qua tài khoản định danh (VA) dành cho tiểu thương, hỗ trợ chi hộ 24/7 và ví điện tử.
-
Ngân hàng
GPBank có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới, bắt đầu giai đoạn tái cấu trúc toàn diện
10:07'
Bà Phạm Thị Nhung chính thức được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank).
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp
15:57' - 25/04/2025
Dù có biến động khách quan, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định chính sách ổn định tỷ giá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Sacombank lần đầu lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm
14:46' - 25/04/2025
Đáng chú ý, sau 9 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, Sacombank lần đầu tiên lên kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 25/4: Đồng USD và NDT tiếp đà tăng giá
08:31' - 25/04/2025
Ghi nhận vào lúc 8h15 sáng nay, tỷ giá USD tại Vietcombank tăng 21 đồng ở cả chiều mua và bán, lên mức 25.835 - 26.195 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
BVBank tăng vốn điều lệ lên gần 7.700 tỷ đồng, gia cố nền tảng tài chính
18:46' - 24/04/2025
Đây là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của ngân hàng diễn ra ngày 24/4 tại Thành phố Vũng Tàu.