Vụ án tại Navibank: Các bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội
Ngân hàng Navibank nay là Ngân hàng Quốc Dân - NCB.
Tại phiên tòa, nguyên Tổng Giám đốc Navibank Lê Quang Trí không thừa nhận hành vi phạm tội và cho rằng quá trình điều hành ngân hàng có thiếu sót nhưng thiếu sót này không phải cố ý, không gây ra hậu quả nghiêm trọng.Theo bị cáo Trí, Luật các tổ chức tín dụng không có điều khoản nào cấm nhân viên ngân hàng vay tiền chính ngân hàng của mình rồi đem gửi tổ chức tín dụng khác; phương án vay vốn không nhất thiết là phương án riêng, khoản vay được đảm bảo bằng hợp đồng tiền gửi tại VietinBank, lãi vay bằng với lãi suất tiền gửi cộng với lãi suất ngoài nên xét về phương án trả nợ là đảm bảo nên việc cho vay là phù hợp.
Tương tự, bị cáo Đoàn Đăng Luật cũng không đồng ý với cáo trạng đã truy tố. Bị cáo Luật khẳng định chỉ làm việc với bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè) với tư cách là người của VietinBank Chi nhánh Nhà Bè; không có mối quan hệ, cuộc gọi nào và “không liên quan” với Huỳnh Thị Huyền Như.Các bị cáo khác cũng kêu oan, khẳng định chỉ làm theo chủ trương, bản thân không hưởng lợi cá nhân gì. Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên Trưởng phòng Quản lý rủi ro) là không kêu oan và khai rằng thời điểm đó, Navibank có chủ trương gửi tiền Vietinbank lấy lãi cao.
Đại diện Navibank cũng khẳng định, việc Navibank cho các nhân viên vay tiền để gửi sang Vietinbank hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là đúng quy định.Việc mất tiền và gây thiệt hại là do hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như và sự quản lý lỏng lẻo của Vietinbank. Navibank không đòi các bị cáo trong vụ án này bồi thường nhưng yêu cầu Vietinbank bồi thường 200 tỷ.
Chủ tọa phiên tòa cho biết, Navibank tham gia tố tụng với tư cách nữa là nguyên đơn dân sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan, do đó ngân hàng này được quyền kháng cáo những nội dung liên quan đến quyền lợi của ngân hàng.
Việc Navibank đòi Vietinbank bồi thường 200 tỷ là nằm ngoài nội dung vụ án này. Đồng thời, Hội đồng xét xử cũng không có quyền xem xét nội dung này do đã được xử lý tại bản án có hiệu lực pháp luật của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vị chủ tọa cũng khẳng định, các hợp đồng cho nhân viên vay tiền thực chất là một thủ thuật để các bị cáo lấy tiền khỏi ngân hàng đem sang gửi tại ngân hàng khác để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng.Về vấn đề này, đại diện Navibank cho rằng đây là quan điểm của chủ tọa phiên tòa, Navibank vẫn khẳng định các hợp đồng cho vay này là đúng quy định.
Tham gia phiên tòa với vai trò là người làm chứng, các nhân viên đứng tên hợp đồng vay tiền đều cho biết bản thân không có nhu cầu vay tiền, chỉ thực hiện chủ trương được lãnh đạo phổ biến là tham gia đứng tên vay tiền của ngân hàng gửi sang ngân hàng khác hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng để “giúp ngân hàng”.Về bản chất, các nhân viên cho biết bản thân chỉ đứng tên hộ NaviBank gửi tiền vào VietinBank. Nhiều nhân viên khẳng định không biết lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là bao nhiêu, không gặp gỡ nhân viên hay lãnh đạo Vietinbank; chỉ ký các hợp đồng vay tiền do nhân viên tín dụng của Navibank đưa chứ không “nghiên cứu”, không hưởng lợi từ việc này.
10 bị cáo hầu tòa nguyên là cán bộ Navibank gồm: nguyên Tổng Giám đốc Lê Quang Trí; các nguyên Phó tổng Giám đốc Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn; Trần Thanh Bình (nguyên Trưởng phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp), Đinh Thị Đoan Trang (nguyên Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng), Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng Pháp chế), Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên Trưởng phòng Quản lý rủi ro), Huỳnh Vĩnh Phát (nguyên Trưởng phòng Kế toán) và Đoàn Đăng Luật (nguyên Trưởng phòng Nguồn vốn). Theo cáo trạng, từ ngày 19/11/2010 đến ngày 27/5/2011, các bị cáo là thành viên Hội đồng tín dụng của Navibank đã ký biên bản đồng ý cấp tín dụng cho 14 nhân viên số tiền 1.543 tỷ đồng, để các nhân viên gửi vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè lấy lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng.Tổng số tiền lãi chênh lệch ngoài hợp đồng được Huyền Như trả là hơn 24 tỷ đồng, trong đó có hơn 15 tỷ đồng chuyển đến tài khoản của Huỳnh Vĩnh Phát, giao bằng tiền mặt hơn 9 tỷ đồng cho Đoàn Đăng Luật. Hành vi của các bị cáo đã bị Huỳnh Thị Huyền Như lợi dụng chiếm đoạt 200 tỷ đồng của Navibank.
Ngày 2/3, tòa tiếp tục phần xét hỏi./. Xem thêm:>>>Hoãn phiên tòa xét xử vụ đâm sập cầu Ghềnh vì vắng mặt Hội đồng định giá tài sản thiệt hại
>>>Ngày 19/3, xét xử vụ cố ý làm trái trong việc góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Xử vụ án cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Navibank
10:34' - 28/02/2018
Vụ án này là một phần của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý rủi ro, Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Xét xử hành vi lừa đảo hơn 1.085 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như
11:45' - 08/02/2018
TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” số tiền hơn 1.085 tỷ đồng của 5 công ty.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm hoãn phiên tòa vụ án dân sự giữa taxi Vinasun với Grab
21:05' - 07/02/2018
Hội đồng xét xử quyết định tạm hoãn phiên toà vụ án dân sự giữa taxi Vinasun với Grab trong vòng 1 tháng.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xét xử Vụ tham ô tài sản tại PVP Land: Trịnh Xuân Thanh bị phạt tù chung thân
12:27' - 05/02/2018
Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò chính. Bị cáo là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của PVC, là cổ đông chiếm 28% cổ phần của PVP Land.
-
Kinh tế và pháp luật
Phiên tòa xử Phạm Công Danh: Tập trung tranh tụng nghĩa vụ bồi hoàn 6.126 tỷ đồng cho VNCB
14:08' - 30/01/2018
Ngày 30/1, tiếp tục phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2, các luật sư đã tập trung tranh tụng nghĩa vụ bồi hoàn 6.126 tỷ đồng cho VNCB.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ hình sự Chủ tịch UBND phường Trảng Dài
07:34'
Cơ quan chức năng đang tạm giữ hình sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trảng Dài (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng 5 người khác để điều tra hành vi “môi giới hối lộ” và “nhận hối lộ”.
-
Kinh tế và pháp luật
Cách tính lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
07:00'
Mức lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan phát hiện một loạt lô hàng giá trị lớn vi phạm về xuất xứ hàng hóa
23:04' - 22/05/2025
Cục Hải quan qua công tác phối hợp phát hiện một số lô hàng nhập khẩu, quá cảnh có dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật hải quan; nhiều vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa.
-
Kinh tế và pháp luật
Chống buôn lậu, hàng giả: Phát huy hiệu quả đường dây nóng
18:04' - 22/05/2025
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc liên tiếp bắt, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm, thực phẩm giả trên địa bàn.
-
Kinh tế và pháp luật
Italy siết chặt quyền xin quốc tịch diện huyết thống
16:09' - 22/05/2025
Quốc hội Italy vừa phê chuẩn luật quốc tịch sửa đổi, siết chặt quyền xin quốc tịch theo diện huyết thống (jus sanguinis).
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
13:14' - 22/05/2025
Cơ quan chức năng đã khởi tố bắt tạm giam 3 bị can để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm xảy ra tại Trường Năng khiếu Thể dục thể thao tỉnh Bến Tre.
-
Kinh tế và pháp luật
Thu giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
10:18' - 22/05/2025
Cơ quan chức năng Phú Yên liên tiếp kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu giám đốc Trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ bị phạt 11 năm tù
08:26' - 22/05/2025
Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ đã tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án nhận hối lộ; làm, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 6502D.
-
Kinh tế và pháp luật
Vận chuyển hàng cho doanh nghiệp khu chế xuất áp dụng mức thuế nào?
07:00' - 22/05/2025
Công ty của bà N.T.T.T (Hải Phòng) hoạt động trong lĩnh vực logistics, nhận yêu cầu vận tải của khách hàng thuộc khu chế xuất.