WB công bố báo cáo quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam
Để mỗi người dân có ý thức về thực phẩm an toàn
Dự và phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm nêu rõ: Tình hình an toàn thực phẩm tại Việt Nam là vấn đề nóng trong vài năm gần đây, đặc biệt là từ cuối năm 2015 và 2016, liên quan đến hệ thống tổ chức, phạm trù pháp luật, đạo đức.
Việc các tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới có phân tích, so sánh, đưa ra kiến nghị về an toàn thực phẩm tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp của các tổ chức quốc tế.
Phó Thủ tướng khẳng định sau khi báo cáo được công bố, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Thế giới có những hoạt động cụ thể hơn, trước hết là để những khuyến nghị của báo cáo được lan tỏa đến mọi người dân, xã hội.
Báo cáo là bước khởi đầu, một sự tiếp tục các hoạt động hợp tác của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế với Chính phủ Việt Nam về các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam là một nước xuất khẩu nông nghiệp lớn. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang phần lớn các thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, EU, Mỹ, nếu việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở quy mô sản xuất lớn không được thực hiện tốt thì không thể xuất khẩu được.Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam là liên quan tới thực phẩm tiêu dùng trong nước, trong đó phần nhiều do các hộ nhỏ lẻ, từ nuôi trồng, chế biến, kinh doanh.
Vì vậy, một mặt cần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng mặt khác tuyên truyền, vận động nhân dân, để mỗi người có ý thức tuân thủ pháp luật về sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm an toàn; tuyên truyền về luân lý, đạo đức.
Phó Thủ tướng cho rằng, hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ, đúng hướng, đúng xu thế. Vì vậy, quan trọng nhất là tăng cường năng lực thể chế từ cấp Trung ương đến địa phương, ở cả 4 cấp, trong đó cấp cuối cùng là vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện nay.Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh năng lực kiểm tra, đo lường, với mạng lưới từ phòng thí nghiệm, phương tiện lưu động... không phân biệt của nhà nước hay doanh nghiệp, phương tiện nào đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đều phải được huy động để tham gia công việc này. Vấn đề quan trọng là phải tăng cường năng lực thực hiện với các giải pháp rất đồng bộ...
Nâng cao hiệu quả triển khai trên thực tế
Mục tiêu của báo cáo "Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam - những thách thức và cơ hội'' là mô tả thực trạng an toàn thực phẩm, các hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm tại Việt Nam; phân tích các nguy cơ an toàn thực phẩm đối với một số chuỗi giá trị thực phẩm chính dựa vào các thực hành tốt nhất trên thế giới về phương pháp đánh giá nguy cơ; đưa ra các khuyến nghị giúp Việt Nam cải thiện an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào chuỗi sản xuất thịt lợn cung cấp cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả báo cáo cho thấy khung pháp lý ở Việt Nam đã có nhiều cải tiến, nhưng quá trình triển khai còn hạn chế. An toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn đối với công chúng với mức độ lo ngại ngày càng tăng mỗi khi xảy ra vấn đề an toàn thực phẩm.
Qua nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn, rau cung cấp cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy 80% thịt lợn, 85% rau chủ yếu được bày bán tại các chợ lẻ (truyền thống), những người sản xuất nhỏ chiếm ưu thế trong chuỗi giá trị này; 76% thịt lợn được giết mổ trong các cơ sở giết mổ nhỏ với điều kiện vệ sinh kém.
Các kỹ năng kỹ thuật, áp dụng các thực hành tốt nhất, sự kiểm soát của các cơ quan chức năng vẫn còn hạn chế. Người tiêu dùng thích dùng các sản phẩm tươi sống và hầu hết không bảo quản thực phẩm trong một thời gian dài...
Rất khó để đánh giá được các bệnh truyền qua thực phẩm dù ở bất cứ nước nào, nhưng mức độ nhiễm bẩn trong các sản phẩm thực phẩm Việt Nam tiêu thụ trên thị trường nội địa đã cho thấy mối lo về thực phẩm không an toàn của cộng đồng và các vấn đề thương mại liên quan là có cơ sở.
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh truyền qua thực phẩm là do nhiễm bẩn vi sinh vật, chứ chưa phải do tồn dư hóa chất. Nhiễm bẩn vi sinh vật có thể được dự phòng, xử lý thông qua áp dụng các biện pháp vệ sinh trong toàn bộ chuỗi thực phẩm.Thách thức đối với an toàn thực phẩm đó là việc lạm dụng các hóa chất đầu vào trong nông nghiệp hoặc không được quản lý nghiêm ngặt, thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc và ô nhiễm chéo, thay đổi thói quen sản xuất, thực hành các biện pháp an toàn thực phẩm của một số lượng lớn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
Những vấn đề an toàn thực phẩm có thể sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu Chính phủ không có những hành động kịp thời.
Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý an toàn thực phẩm hiện đại, với các nền tảng giúp nâng cao hiệu quả triển khai an toàn thực phẩm và chất lượng kết quả đạt được.Nhưng để triển khai hiệu quả các quy định pháp lý, cần tập trung nhiều hơn vào yếu tố nguy cơ và kết quả triển khai trên thực tế. Không có một biện pháp đơn lẻ nào để giải quyết được mọi vấn đề an toàn thực phẩm. Kinh nghiệm thế giới cho thấy nhiều phương án thử nghiệm được phối hợp đúng cách sẽ góp phần từng bước cải thiện mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm.
Báo cáo đề xuất là cần xây dựng một hệ thống kiểm soát dựa trên nguy cơ, áp dụng các nguyên lý đánh giá nguy cơ: Nguy cơ quản lý và truyền thông nguy cơ đã được FAO/WHO (Tổ chức Lương thực Thế giới/Tổ chức Y tế Thế giới) xây dựng; các đề xuất được dựa trên cơ sở và góp phần xác định các mục tiêu cụ thể của Chiến lược an toàn thực phẩm quốc gia.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Lan và Việt Nam sẽ ký nghị định thư hợp tác về an toàn thực phẩm
18:35' - 23/03/2017
Hà Lan cũng đóng góp nhiều vào các hợp đồng cam kết vào việc xây dựng và quản trị chỉ số thủy sản. Trong đó, Hà Lan và Việt Nam sẽ ký một nghị định thư tăng cường hợp tác về an toàn thực phẩm.
-
Kinh tế và pháp luật
Tiêu hủy hơn 4,2 tấn thịt lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
17:19' - 23/03/2017
Lực lượng chức năng phát hiện một cơ sở đang lưu giữ 4.270 kg thịt lợn đông lạnh và sấy khô không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Đời sống
Lập 6 đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 12 tỉnh, thành phố
13:12' - 15/03/2017
Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương giao các Bộ liên quan tổ chức 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra tại 12 tỉnh, thành từ 15/4 - 15/5/2017 .
-
Đời sống
Xử phạt doanh nghiệp cung cấp suất ăn gây ngộ độc thực phẩm tại Bình Dương
17:39' - 13/03/2017
Công ty TNHH Linh Tú - đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp cho Công ty TNHH Quốc tế Samil, bị áp dụng hình thức phạt tiền với tổng số tiền xử phạt là 20 triệu đồng và biện pháp khắc phục hậu quả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).