Xét xử vụ góp vốn vào OceanBank: Các bị cáo xin được hưởng khoan hồng của pháp luật
Sau khi lắng nghe các ý kiến đối đáp của luật sư, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa tiếp tục đưa ra nhiều luận điểm nhằm bảo vệ quan điểm buộc tội của mình.
Không phải cứ có cảnh báo, nhắc nhở mới là vi phạm pháp luậtTại phần tranh tụng, luật sư đã phân tích về lần góp vốn thứ 3, mặc dù không phù hợp với quy định của pháp luật (khoản 2, Điều 55 - Luật Các tổ chức tín dụng) nhưng đã được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt, không có sự cảnh báo nên luật sư cho rằng Nghị quyết trong lần góp vốn thứ 3 là không vi phạm. Về nội dung này, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, mặc dù là Nghị quyết thực hiện lộ trình tăng vốn đợt 3 tại OceanBank, nhưng để thực hiện góp vốn vẫn phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Tại thời điểm này, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực trước đó 5 tháng quy định rất rõ về tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại OceanBank chỉ được là 15%. Vậy mà Hội đồng thành viên PVN vẫn ban hành Nghị quyết góp vốn để nắm giữ 20% là vi phạm pháp luật. Luật sư cũng như các bị cáo đều lập luận rằng lộ trình xin phép bổ sung vốn điều lệ được các cơ quan chấp thuận trước đó, quá trình thực hiện không có bất cứ một cơ quan chức năng nào cảnh báo nên các bị cáo nghĩ là không vi phạm pháp luật. Đối với luận điểm này, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực pháp luật trước đó 5 tháng. Khi luật có hiệu lực thi hành thì mọi công dân chứ không riêng gì các thành viên Hội đồng thành viên PVN phải có nghĩa vụ thực hiện. Điều lệ hoạt động của PVN đã quy định rõ nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc PVN là phải “tuân thủ pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN”. Không có bất cứ một quy định nào quy định quá trình thực hiện phải có sự cảnh báo, nhắc nhở, thổi còi của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới là vi phạm pháp luật. Trong phần xét hỏi và tranh luận, bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Vũ Khánh Trường và luật sư của các bị cáo cho rằng công văn 12144 ngày 14/10/2008 của Bộ Tài chính để gửi Thủ tướng Chính phủ và chỉ gửi PVN để biết, không phải yêu cầu thực hiện. Đồng thời cho rằng văn bản này chỉ là khuyến cáo của Bộ Tài chính.Viện Kiểm sát khẳng định quan điểm này không đúng vì nội dung của công văn nêu rõ: “Đề nghị PVN cần báo cáo rõ và PVN phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đầu tư này”. Như vậy Bộ Tài chính yêu cầu rõ chủ thể phải thực hiện là PVN.
Nội dung công văn 12144 là những yêu cầu nhằm đảm bảo cho việc đánh giá năng lực, đảm bảo cho hiệu quả hoạt động và hoàn toàn phù hợp với nội dung thứ hai trong văn bản 6978 ngày 17/10/2008 trả lời của Thủ tướng Chính phủ, đó là: Giao cho các cơ quan liên quan Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính... tạo điều kiện cho PVN và OceanBank sớm hoàn tất thủ tục góp vốn. Tại phiên tòa, luật sư cho rằng quy kết cho bị cáo Thăng về hành vi ký quyết định cử bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại OceanBank là phi pháp lý vì lúc đó tại PVN vốn nắm giữ là 20%, nếu 15% thì 5% là đi đâu, ai quản lý mà đây lại là tài sản của Nhà nước. Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, đây là tư duy không phù hợp với quy định của pháp luật bởi lẽ nếu đại diện chủ sở hữu ký quyết định cử người đại diện phần vốn 15% của PVN tại OceanBank thì họ phải hiểu rõ lý do tại sao phải ký và phải làm gì để xử lý 5% vốn đó vì đó là để bảo toàn vốn của chủ sở hữu. Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát nhấn mạnh, đáng lẽ tại thời điểm đó (10/5/2011) bị cáo Đinh La Thăng phải có chỉ đạo thoái vốn của PVN tại OceanBank. Lý do mà bị cáo nêu ra là bao biện cho việc làm sai. Chính việc giao 20% vốn cho đại diện phần vốn đã tạo điều kiện cho các bị cáo khác phạm tội. Bị cáo Đinh La Thăng: “Đau đớn hơn cả chính là sự mất mát trong lòng tin của lãnh đạo Đảng và người dân” Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo đã nói lời sau cùng tại phiên tòa trước khi Hội đồng xét xử nghị án. Nói lời sau cùng, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN) đã cảm ơn Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra và các luật sư đã tận tâm, chia sẻ những biến cố của cuộc đời bị cáo. Bị cáo Đinh La Thăng bày tỏ tâm tư với mức án trước mắt và cả bản án 13 năm của phiên tòa trước. Bị cáo Đinh La Thăng chia sẻ về những năm tháng đã qua với sự quan tâm, chỉ bảo, dìu dắt của các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè, người dân và sự thiệt thòi của gia đình để bị cáo toàn tâm toàn ý với sự nghiệp dầu khí, sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. “Nhưng đau đớn hơn cả chính là sự mất mát trong lòng tin của lãnh đạo Đảng và người dân, dù bị cáo có xin lỗi ngàn lần cũng không sao hết được nỗi đau này. Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét, phán quyết công tâm, khách quan, có đường lối xử lý nhân đạo, khoan hồng đối với bị cáo”, bị cáo Đinh La Thăng nói. Thể hiện sự ăn năn, hối hận vì những việc mình đã làm, bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) khẳng định trong suốt quá trình làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo đã trung thực khai báo, giúp cơ quan điều tra làm rõ nội dung vụ án.Bị cáo Ninh Văn Quỳnh có 37 năm công tác, trưởng thành trong ngành dầu khí, từng giữ những vị trí cao và đã nhận được nhiều huân chương, huy chương ghi nhận thành tích trong suốt những công tác. “Tất cả những thứ đó cũng không làm vơi bớt những hành vi sai phạm của bị cáo. Những sai phạm của bị cáo đã làm mất lòng tin của Đảng và Nhà nước, của nhân dân. Bị cáo rất xấu hổ. Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét, giảm bớt mức án cho bị cáo để bị cáo còn có cơ hội trở về với gia đình”, bị cáo Ninh Văn Quỳnh bộc bạch.
Tiếp theo, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) đã cảm ơn Hội đồng xét xử đã điều hành phiên tòa dân chủ, tạo điều kiện cho luật sư và các bị cáo được trình bày những quan điểm bào chữa. Bị cáo Sơn đề nghị Hội đồng xét xử và đại diện Viện Kiểm sát xem xét cho các bị cáo là đồng nghiệp của bị cáo tại PVN, mong Hội đồng xét xử có phán quyết độ lượng, khoan hồng với các bị cáo trong vụ án này. Các bị cáo Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm (đều nguyên là thành viên Hội đồng thành viên PVN) và Phan Đình Đức (thành viên Hội đồng thành viên PVN) đều bày tỏ lòng biết ơn Hội đồng xét xử đã điều khiển phiên tòa nhân văn, dân chủ. Các bị cáo mong được Hội đồng xét xử xem xét, giảm án cho các bị cáo. Chiều 29/3, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Diễn biến xét xử vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank
20:08' - 23/03/2018
Ngày 23/3, phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào OceanBank tiếp tục với phần tham gia tranh luận của các luật sư.
-
Kinh tế và pháp luật
Đề xuất mức án đối với các bị cáo trong vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank
06:30' - 23/03/2018
Ngày 23/3/2018, phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) sẽ tiếp tục phần tranh luận.
-
Kinh tế và pháp luật
Tranh luận về tính pháp lý của thỏa thuận góp vốn vào OceanBank
19:46' - 22/03/2018
Chiều 22/3, tiếp tục phần tranh luận tại Phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank
20:09' - 21/03/2018
Ngày 21/3, Phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) tiếp tục với phần xét hỏi.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ quy trình quyết định góp vốn vào OceanBank
20:28' - 20/03/2018
Chiều 20/3, tại phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào OceanBank, đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư đã tham gia xét hỏi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).