Xóa bỏ “rào cản” vận tải đường bộ xuyên biên giới
Cần tập trung xóa bỏ các "rào cản" để thúc đẩy vận tải đường bộ xuyên biên giới. Đây ý kiến của các doanh nghiệp tham dự hội thảo quốc tế về vận tải xuyên biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức tại Hà Nội ngày 11/5.
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA cho biết, vận tải hàng hoá qua biên giới bằng đường bộ có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hoá quá cảnh và chuyển tải giữa các nước thành viên GMS; trong đó có Việt Nam, nhất là trong điều kiện các nước thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN.
“Việc thực hiện hiệu quả vận tải đường bộ sẽ góp phần làm tăng giá trị hàng hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương mại xuyên biên giới. Hiện nay đã hình thành các tuyến vận tải quá cảnh giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan, Shenzen (Trung Quốc) - Việt Nam - Lào - Thái Lan và Việt Nam - Campuchia”, ông Lê Huy Hiệp đánh giá.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ đang gặp không ít khó khăn. Theo ông Hiệp, đó là sự hạn chế về số lượng hàng hoá do thương mại khu vực hành lang kinh tế Đông-Tây chưa phát triển, nhất là việc mất cân đối về hàng hoá hai chiều, dẫn đến việc chưa tận dụng được phương tiện vận tải, qua đó làm gia tăng giá thành vận tải.Bên cạnh đó, thủ tục thông quan hàng hoá quá cảnh tại cửa khẩu còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan; kết cấu hạ tầng còn hạn chế...
Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, hiện vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 2 tuyến chính gồm Thẩm Quyến – Việt Nam – Thái Lan và Côn Minh – Lào Cai – Hải Phòng.
Mặt khác, bên cạnh các tuyến vận tải biển các đường sắt cũng giữ vai trò rất lớn trong vận tải hàng hóa giữa 2 nước như tuyến đường sắt Yên Viên – Đồng Đăng và Yên Viên – Lào Cai.Nói về cơ hội trong vận tải hàng hóa, bà Phan Thị Thu Hiền khẳng định, giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc – Lào – Campuchia – Thái Lan và Việt Nam đi các nước khác có 2 tuyến chính là Việt Nam – Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai và Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Trong 3 năm qua, lượng hàng giữa 2 bên liên tục tăng cao với nhiều mặt hàng đa dạng.
Cũng theo bà Phan Thị Thu Hiền, việc vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như chi phí tăng cao do không có sự vận chuyển 2 chiều, hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam lớn hơn nhiều so với Việt Nam sang Trung Quốc.
Cùng với đó chi phí cửa khẩu cho 1 đầu container, 1 chuyến đi rất cao, từ 350 USD - 450 USD cho 1 container, còn với hàng chuyển tải thì lên tới 600 USD/container.
“Ngoài ra đâu đó còn có sự độc quyền, chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp, mới chỉ do các đơn vị vùng biên đảm nhận. Mặt khác việc chưa đảm bảo an ninh cho hàng chuyển tải, vì thế rủi ro cho hàng nằm vào các đơn vị vận tải…”, bà Phan Thị Thu Hiền chia sẻ.
Từ những khó khăn này, bà Hiền đề xuất cần cân nhắc thành lập liên minh vận tải đường bộ nội địa vận tải xuyên biên giới để có sự hợp tác sâu hơn, cùng đàm phán dịch vụ hợp lý, tạo môi trường lành mạnh hơn. Ngoài ra cần chuẩn hoá chi phí vận tải đường biên để có sự đồng nhất.
Ứng dụng điện tử để theo dõi vận chuyển từ cửa khẩu, đến cửa khẩu từ đó kết nối đặc biệt với các nước ASEAN. Đặc biệt cần thành lập các khu logistics ngoại quan chuyên nghiệp để làm đầu mối gom hàng, hiện chúng ta đã có nhưng còn manh mún.
Còn ông Nguyễn Quang Tùng, Giám đốc Công ty Kim Hằng (Công ty Trung Quốc có chi nhánh đặt tại Nam Định), cho hay, lần đầu tiên doanh nghiệp của ông đã thực hiện việc “chạy thẳng” từ Trung Quốc sang Việt nam, Lào, Thái Lan và Campuchia. Bắt đầu từ năm 2013, mỗi tháng doanh nghiệp chạy hơn 400 container từ Trung Quốc vào Việt Nam .
“Ngoài ra chúng tôi đã kết hợp vận tải đa phương thức, đó là đường bộ kết hợp với đường sắt từ Việt Nam sang Trung Quốc và từ Trung Quốc sang các nước Ba Lan, Hà Lan, Đức và các nước châu Âu (dự kiến khoảng 20 ngày), việc này đang tạo sức cạnh tranh rất tốt với đường biển. Mặt khác, doanh nghiệp còn xây dựng hệ thống kho ở nhiều nơi để tập trung các nguồn hàng”, ông Tùng chia sẻ.
Ông Lê Xuân Trường, Công ty cổ phần Đầu tư Logistics Bắc Kỳ cho rằng cần có chính sách ưu thế về việc chảy thẳng giúp giảm chi phí và thời gian.
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp vận tải kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nên mở rộng phạm vi các tuyến đường vận tải. Nghiên cứu mô hình trao đổi rơ-mooc tại cửa khẩu, từ đó hàng hoá không phải chuyển tải cũng như các cơ quan quản lý không phải quản lý doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam mà chỉ phải quản lý các doanh nghiệp Việt Nam.
Phó Giám đốc Công ty OTL Trịnh Mạnh Cường (doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng từ Trung Quốc qua Việt Nam-Thái Lan-Malaysia) cho rằng, việc quy định quá cảnh hiện phải đi trong ngày, nếu vài ngày phải xin ý kiến Bộ Công Thương, điều này là bất cập vì đã có ý kiến của bên hải quan.Theo ông Cường, việc chậm trễ này sẽ làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Vì thế, cần phải “cởi trói” những ràng buộc pháp lý này cho doanh nghiệp.
Đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Xuân Kha thông tin, hiện ngành hải quan đang thí điểm dịch vụ quá cảnh tại các nước ASEAN, Thái Lan, Malaysia, Singapore, cuối năm 2017 sẽ tiếp tục thí điểm tại Việt Nam. Qua đó, cho phép các cơ quản quản lý, các đơn vị kinh doanh thống nhất về quy trình với hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics của Việt Nam .
“Hiện tại, về mặt thủ tục chúng ta đã cởi trói rất nhiều cho vận tải đường bộ, đặc biệt từ khi triển khai hiệp định vận tải với Trung Quốc, tuy nhiên, các xe chở hàng của Việt Nam sang Trung Quốc còn một số khó khăn trong khi xe chở hàng của Trung Quốc vào Việt Nam đã rất thuận lợi, dễ dàng. Tới đây, chúng tôi sẽ đàm phán với Trung Quốc để tháo gỡ nút thắt này”, ông Nguyễn Xuân Kha chia sẻ.
Cũng theo ông Kha, với hàng quá cảnh, ngành hải quan sẽ kiểm soát từ điểm đầu vào Việt Nam và hàng hoá Việt Nam chuyển đi cũng được đơn giản thủ tục. Với hàng quá cảnh, hầu như không kiểm tra hàng hoá trừ những trường hợp đặc biệt./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Thoresen mong muốn đầu tư cảng biển, hệ thống logistics tại Cần Thơ
22:02' - 08/05/2017
Theo ông Sigmund Stroemme, Giám đốc điều hành Tập đoàn Thoresen, tại khu vực ĐBSCL, Tập đoàn mong muốn đầu tư lĩnh vực cảng biển và hệ thống logistics tại Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Vinalines dự Triển lãm Sea Asia tại Singapore
18:39' - 26/04/2017
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết, Vinalines đang tham gia triển lãm Sea Asia lần thứ 6 tổ chức tại Singapore .
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics Việt Nam
11:51' - 12/04/2017
Hiện tốc độ phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam đạt từ 16 -20% và là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng tốt và đều nhất trong thời gian qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.