Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: "Bài kiểm tra" với doanh nghiệp Việt
Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển động mạnh mẽ để tham gia sâu vào siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với trị giá hơn 67 tỷ USD. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang mở ra một chương mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Đây không chỉ là cơ hội tăng trưởng, mà còn là thách thức về năng lực, công nghệ và tư duy hợp tác chiến lược. Nếu vượt qua “bài kiểm tra này”, doanh nghiệp Việt Nam sẽ trưởng thành một bước lớn, không chỉ trên sân nhà, mà còn đủ sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Đầu tháng 5/2025, Công ty cổ phần Đầu tư VinSpeed – doanh nghiệp do Tập đoàn Vingroup thành lập – trở thành doanh nghiệp đầu tiên đề xuất đầu tư toàn tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo hình thức đối tác công tư (PPP). Với cam kết tổng vốn khoảng 1,5 - 1,6 triệu tỷ đồng; trong đó 20% là vốn đối ứng, VinSpeed kiến nghị Nhà nước cho vay phần còn lại với lãi suất 0% trong vòng 35 năm, không tính chi phí giải phóng mặt bằng.Không chỉ đầu tư hạ tầng, VinSpeed hướng đến xây dựng chuỗi giá trị toàn diện cho đường sắt cao tốc: sản xuất đoàn tàu, thiết bị tín hiệu, phát triển đô thị gắn ga theo mô hình TOD – tận dụng thế mạnh bất động sản từ hệ sinh thái Vingroup. TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, trong đó các khu dân cư, thương mại, dịch vụ được quy hoạch xoay quanh các điểm trung chuyển lớn như ga đường sắt.Nhiều doanh nghiệp xây dựng và hạ tầng trong nước đang tích cực chuẩn bị để tiếp cận dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (mã chứng khoán: HHV), với kinh nghiệm thi công các công trình hầm quy mô lớn, đã tuyên bố sẵn sàng tham gia.
Công ty cổ phần Fecon (mã chứng khoán: FCN) xác định đường sắt tốc độ cao là ưu tiên chiến lược đến năm 2030 và đang chuẩn bị nguồn lực nhân sự, công nghệ để tham gia các cấu phần của dự án.
Công ty cổ phần Lizen (mã chứng khoán: LCG) khẳng định có thể đáp ứng đa số cơ cấu thi công và đang hợp tác với các đơn vị để nắm bắt thời cơ. Ngoài ra, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (mã chứng khoán: VCG) cũng đang lên phương án tham gia dự án theo năng lực và thế mạnh riêng.
Với tổng vốn đầu tư hơn 1,713 triệu tỷ đồng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không chỉ là "cú hích" lớn về hạ tầng, mà còn là “phép thử” quan trọng đối với năng lực thực sự của doanh nghiệp Việt Nam. Khác với các dự án lớn trước đây, lần này Chính phủ đặt doanh nghiệp vào vai trò trung tâm – từ cung cấp vật tư, thiết bị, thi công đến vận hành, bảo trì.Chính phủ cũng yêu cầu hoàn tất lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng trước ngày 31/12/2026 – thể hiện quyết tâm khởi công sớm tuyến đường dài 1.541 km đi qua 20 tỉnh, thành và đóng vai trò huyết mạch cả về phát triển kinh tế – xã hội lẫn quốc phòng – an ninh.
Ngày 16/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Dự thảo luật thể hiện bước tiến lớn về thể chế, khi luật hóa 23 cơ chế, chính sách đặc thù – đặc biệt tập trung vào ưu đãi tài chính và cải cách thủ tục đầu tư, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp.Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được xác định là đối tượng ưu tiên áp dụng các cơ chế này; trong đó có việc miễn thuế nhập khẩu thiết bị chưa sản xuất trong nước, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng ưu đãi, phân cấp mạnh cho địa phương và cho phép chia nhỏ dự án thành tiểu dự án – mở rộng cơ hội tiếp cận theo năng lực thực tế của doanh nghiệp.
Không những vậy, một phần quy định trong luật dự kiến có hiệu lực ngay từ 1/7/2025, thay vì đợi đến năm 2026, đã tạo tiền đề pháp lý kịp thời cho các dự án đang trong quá trình chuẩn bị, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Đường sắt cao tốc tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội
18:49' - 27/12/2024
Những đặc điểm nổi trội của đường sắt cao tốc như đúng giờ, vận chuyển hành khách chuyên dụng…, đã giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách về thời gian và không gian.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Mạng lưới đường sắt cao tốc giúp thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
08:29' - 23/12/2024
Tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc trên cả nước đã vượt trên 46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án đường sắt cao tốc của Anh bị hoãn do chi phí cao
20:22' - 10/03/2023
Ngày 9/3, Chính phủ Anh thông báo sẽ hoãn xây dựng một phần tuyến đường sắt cao tốc HS2 nối thủ đô London với các thành phố lớn ở phía Bắc vùng England trong 2 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
“Phép thử” sức bền doanh nghiệp
09:09' - 01/07/2025
Khi giá cát, đá, thép, xi măng đồng loạt tăng mạnh, ngành xây dựng Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp.