43% đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hóa
Tổng diện tích đất bị thoái hóa hiện nay vẫn chiếm 35,7% tổng diện tích tự nhiên cả nước; trong đó 43% diện tích đất bị thoái hóa là đất sản xuất nông nghiệp và 42% diện tích bị thoái hóa là đất lâm nghiệp.
Đây là thông tin được cho biết tại Hội nghị Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa do Cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng tổ chức sáng 20/12, tại Hà Nội.Bà Nguyễn Thùy Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng cho biết, việc điều tra, đánh giá đất thoái hóa và các nghiên cứu, chương trình, dự án, đề án phục hồi, cải tạo đất cũng đã được triển khai thực hiện ở các vùng ưu tiên. Sau 15 năm thực hiện, nguyên nhân sa mạc hóa do hoạt động của con người gây ra đã dần được khắc phục, công tác phòng, chống sa mạc hóa dần chuyển từ “bị động” sang “chủ động”.
Để thực hiện nhiệm vụ chống sa mạc hóa, nhiều chương trình, dự án về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng ... đã được triển khai rộng rãi trên cả nước. Các chương trình, dự án này đã cải tạo đất hoang hóa, làm tăng diện tích và trữ lượng rừng, đưa ra các mô hình phát triển nông - lâm kết hợp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo ở nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường và ổn định xã hội, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện nhiệm vụ chống sa mạc hóa. Theo bà Linh, trong giai đoạn này, việc ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ trong phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; nghiên cứu cây trồng chịu hạn, chịu mặn; hệ thống hồ chứa nước đa mục tiêu phục vụ cho mùa khô; hệ thống kênh mương được kiên cố và mở rộng; kỹ thuật lâm sinh cải tiến… Điển hình, việc nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi, chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn cho sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng đảm bảo năng suất cây trồng và bảo vệ đất, đặc biệt những vùng đất bị sa mạc hoá, hoang mạc hoá, đất dốc vùng đồi núi và đất cát ven biển. Diện tích cây trồng cạn được áp dụng tưới tiết kiệm nước tăng đáng kể qua các năm. Từ 115.000 ha (năm 2015) lên 529.000 ha (2020) cây trồng được tưới tiết kiệm, tăng hơn 4,5 lần so với năm 2015. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và áp lực phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt tại các vùng nguy cơ sa mạc hóa cao, nhiệm vụ chống sa mạc hóa còn nhiều thách thức và cần thiết phải tiếp tục có những hành động mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tiếp theo, bà Linh đánh giá. Trong giai đoạn tới, bà Nguyễn Thùy Mỹ Linh cho rằng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần ưu tiên hạn chế và phục hồi các khu vực đất bị xói mòn và ngăn ngừa gia tăng diện tích đất bị khô hạn. Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên ưu tiên hạn chế và phục hồi các khu vực đất bị suy giảm độ phì và khô hạn. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên hạn chế và phục hồi các khu vực đất bị suy giảm độ phì, đất bị mặn hóa và đất bị phèn hóa. Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã góp ý xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Tin liên quan
-
Tài chính
Hội nghị COP16: Cam kết tài chính hơn 12 tỷ USD cho chống sa mạc hóa
09:57' - 05/12/2024
Báo cáo đánh giá nhu cầu tài chính mới nhất của UNCCD cho thấy thế giới cần tới 355 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2025-2030 để đáp ứng các mục tiêu phục hồi đất.
-
Doanh nghiệp
Chile khánh thành nhà máy điện Mặt Trời khổng lồ trên sa mạc
10:10' - 09/07/2024
Ngày 8/7, công ty AME của Chile đã khánh thành CEME1, nhà máy điện Mặt Trời khổng lồ với gần 883.000 tấm quang điện, nằm giữa sa mạc Atacama khô cằn ở miền Bắc quốc gia Nam Mỹ này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng "giải cứu" đất vàng
08:15'
Hơn 10 năm qua, hàng nghìn dự án, khu đất “vàng” tại thành phố Đà Nẵng bị đình trệ, vướng mắc do có nhiều sai phạm được chỉ ra trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án...
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý tận gốc công trình "đắp chiếu"
08:05'
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Quý Thuấn về nguyên nhân sâu xa cũng như giải pháp để xử lý tận gốc các công trình “đắp chiếu”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải phóng nguồn lực từ dự án tồn đọng
08:00'
Năm 2025, Chính phủ xác định tăng cường thanh tra, thu hồi triệt để dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát nhằm giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt đô thị số 1
18:26' - 18/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bình Dương-Suối Tiên, TP Hồ Chí Minh).
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
15:03' - 18/05/2025
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: BÁC VẪN CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂN.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc nối Hòa Bình với Mộc Châu
15:01' - 18/05/2025
Ngày 18/5, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW
13:44' - 18/05/2025
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Thắp lên ngọn lửa Đổi mới – Khát vọng – Hành động, vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường
12:59' - 18/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến thời điểm hiện nay có thể gọi 4 Nghị quyết là “Bộ tứ trụ cột” để giúp chúng ta cất cánh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện thể chế song song với thi hành nghiêm minh pháp luật và khuyến khích sáng tạo
12:04' - 18/05/2025
Việc ban hành Nghị quyết 66 là đòi hỏi khách quan của tiến trình đổi mới, nhằm tạo đột phá nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng và thi hành pháp luật.