5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
Theo các chuyên gia phân tích, ngoài những biến động ngắn hạn của thị trường, những thay đổi cấu trúc sâu sắc hơn có thể định hình lại kinh tế toàn cầu, đảo lộn các chiến lược của doanh nghiệp và cản trở tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều khả năng thành công nhất sẽ là những người nắm bắt được những tác động sâu rộng của các xu hướng kinh tế và địa chính trị.
Sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu chính phủ đã buộc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư trên toàn thế giới phải đối mặt với một câu hỏi quan trọng: liệu các tập đoàn có nên chốt các khoản nợ ở mức lãi suất hiện tại trước khi tỷ lệ này tăng cao hơn nữa không? Đồng thời, chi phí vốn cao hơn và biến động liên tục của thị trường đang buộc các nhà đầu tư phải đánh giá lại danh mục đầu tư của họ. Việc tìm câu trả lời đang ngày càng trở nên cấp bách khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng 50 điểm cơ bản lên 4,5% trong vòng chưa đầy một tháng. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm đang tiến gần mức 5% sau khi tăng 30 điểm cơ bản chỉ riêng trong tháng Năm vừa qua.Trong bài phân tích mới đây trên trang Project Syndicate, bà Dambisa Moyo, chuyên gia về kinh tế quốc tế cho rằng ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu, khi làm đảo lộn các chiến lược của doanh nghiệp, xói mòn lợi nhuận đầu tư và “phủ mây đen” lên triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất là tình hình tài khóa đang xấu đi của Mỹ. Theo dự báo mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ước ở mức 4,1% trong năm 2025 và sẽ giảm xuống còn 3,8% vào năm 2035. Tuy nhiên, xét đến việc lợi suất trái phiếu 10 năm dao động quanh mức 4,5% và lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao, thâm hụt ngân sách liên bang có thể sẽ tăng nhanh hơn nhiều so với dự đoán trước đây. Quỹ đạo tài khóa của Mỹ vốn đã không bền vững, khi CBO dự kiến thâm hụt ngân sách liên bang sẽ tăng từ 6,2% GDP vào năm 2025 lên 7,3% GDP vào năm 2055. Đáng báo động hơn nữa, tỷ lệ nợ/GDP có thể tăng từ mức 124,3% hiện nay lên 156% vào năm 2055 nếu các xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn. Nguồn bất ổn thứ hai liên quan đến hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), vốn đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Kể từ khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Mỹ từ AAA xuống Aa1 hồi tháng 5/2025, chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ của Mỹ đã tăng mạnh, khi thị trường ngày càng coi nợ của Chính phủ Mỹ là một tài sản có rủi ro cao hơn. Trên thực tế, phí CDS của Mỹ đã vượt qua các quốc gia có xếp hạng tín dụng tương tự, chẳng hạn như Vương quốc Anh, và đang được giao dịch ở mức tương đương với Hy Lạp và Italy (I-ta-li-a), cả hai đều được xếp hạng BBB. Tương tự, chi phí bảo hiểm nợ Chính phủ Mỹ hiện cao hơn chi phí bảo hiểm trái phiếu Chính phủ Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc có xếp hạng thấp hơn (A1). Thứ ba là sự thiếu minh bạch của thị trường tín dụng tư nhân, đây là một điểm yếu cấu trúc dài hạn. Công ty quản lý tài sản BlackRock dự đoán rằng tài sản tín dụng đang được tư nhân quản lý sẽ tăng hơn gấp đôi lên 4.500 tỷ USD vào năm 2030. Khi ngày càng nhiều vốn chảy vào thị trường tư nhân (cả vốn chủ sở hữu và nợ), các nhà đầu tư khó định giá tài sản hơn. Sự mở rộng liên tục của thị trường tư nhân thiếu minh bạch cũng làm tăng nguy cơ đòn bẩy tích tụ mà không được chú ý. Phần lớn khoản nợ này nằm ngoài tầm giám sát của các cơ quan quản lý, khiến các nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách không có dữ liệu cần thiết để đánh giá hoặc mô hình hóa mức độ thực sự của rủi ro mang tính hệ thống. Các thị trường tín dụng không được quản lý có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trước các sự cố dây chuyền, trong khi lãi suất duy trì ở mức cao làm tăng nguy cơ vỡ nợ. Nếu không được giải quyết, những điểm yếu này có thể dẫn đến tình trạng khó khăn tài chính và mất việc làm trên diện rộng, cuối cùng gây ra suy thoái kinh tế. Thứ tư là mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa đồng USD và lãi suất dường như đang thay đổi. Trong lịch sử, lợi suất trái phiếu tăng đã hỗ trợ đồng bạc xanh mạnh hơn, trong khi lợi suất giảm có xu hướng làm suy yếu đồng tiền này. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 3/2025, lợi suất trái phiếu đã tăng ngay cả khi đồng USD giảm 6% so với đồng euro. Sự phân kỳ này cho thấy các thị trường toàn cầu đang định giá lại lợi thế khi nắm giữ USD và họ muốn một mức sinh lời cao hơn. Chứng khoán Mỹ cũng biến động, cho thấy xu hướng đánh giá lại rủi ro đối với các tài sản được giao dịch bằng USD đang lan sang cả thị trường cổ phiếu. Lợi suất tăng làm giảm giá trị của các trái phiếu hiện có, báo hiệu rằng trái phiếu kho bạc không còn được xem là một công cụ phòng ngừa rủi ro đáng tin cậy trước những biến động của thị trường chứng khoán. Thứ năm là nhiều người Mỹ vẫn đang nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu. Theo một ước tính, cổ phiếu chiếm hơn 70% tài sản tài chính của các hộ gia đình Mỹ. Điều này khiến xu hướng gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu và bất ổn kinh tế trở nên đặc biệt đáng lo ngại, vì cả hai diễn biến này đều chỉ ra những thay đổi cơ bản trong động lực của thị trường. Trong một môi trường đầy rẫy bất ổn hiện nay, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư phải chuẩn bị điều chỉnh danh mục đầu tư và chiến lược phân bổ vốn khi tính đến một loạt rủi ro và kết quả tiềm ẩn.- Từ khóa :
- kinh tế toàn cầu
- mỹ
- tỷ giá usd
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025
17:44' - 30/06/2025
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ lớn
16:15' - 27/06/2025
Ngoại trưởng Nam Phi Ronald Lamola ngày 26/6 cảnh báo rằng tình trạng phân mảnh toàn cầu đang gia tăng, đe dọa gây ra bất ổn chưa từng có và ảnh hưởng không cân xứng tới các quốc gia có thu nhập thấp.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ bất ngờ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
07:47' - 27/06/2025
Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/6 đã công bố báo cáo cho thấy nền kinh tế nước này đã giảm với tốc độ 0,5% trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế EU – ‘Gã khổng lồ’ loay hoay tìm vị thế
05:30' - 27/06/2025
Châu Âu hiện là "khu vực của những cơ hội chưa được khai thác". Điều này áp dụng cho toàn bộ EU, cũng như cho từng quốc gia thành viên quan trọng nhất của EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27'
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30'
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48'
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38'
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34'
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.