70 năm giải phóng Thủ đô: Làng nghề Hà Nội khẳng định được vị thế

14:52' - 03/10/2024
BNEWS Kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, Hà Nội đang chuyển các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Các làng nghề ngày càng khẳng định được vị thế khi đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, hiện thành phố Hà Nội có 2.711 sản phẩm OCOP, trong đó các sản phẩm từ các làng nghề là 745 sản phẩm OCOP/2711 sản phẩm OCOP (chiếm 27,48%). Nhiều sản phẩm đạt OCOP 5 sao, 4 sao từ các làng nghề nối tiếng như: Gốm sứ Bát Tràng; Mây tre đan Phú Vinh; Dệt lụa Vạn Phúc; Khảm Trai Chuyên Mỹ; Sơn mài Hạ Thái; Dệt Tơ sen Phùng Xá, Chè sen Tây Hồ....Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Để bảo tồn và phát triển làng nghề, ông Nguyễn Đình Hoa cho biết, UBND Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội xây dựng "Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050" dự kiến trình UBND Thành phố phê duyệt vào cuối 2024. 

Theo đó, sẽ triển khai theo những nhiệm vụ trọng tâm mà chương trình đưa ra như phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; khôi phục, tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa của nghề và làng nghề trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa. 

Tại lễ trao giải, ông Nguyễn Đình Hoa cũng đã phát động Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2025. Với mong muốn luôn đồng hành, tạo sân chơi và khuyến khích đông đảo các nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn thành phố phát huy ý tưởng mới, tạo ra những tác phẩm có tính sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật và ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Sự tham gia đông đảo nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn thành phố đã khẳng định rằng việc tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề hàng năm là cần thiết, ông Nguyễn Đình Hoa đánh giá.

Ngày 3/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức trao giải thưởng cho các sản phẩm đạt giải và công nhận các tác giả tham gia Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Ban tổ chức trao 1 giải Đặc biệt cho sản phẩm “Đèn trang trí đại sảnh” của tác giả Bùi Bạch Đằng, ở Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây. Có 5 tác giả được trao giải Nhất, là: “Bộ 4 sảm phẩm lọ hoa tre và giỏ hoa tre” của tác giả Đỗ Huy Kiều, xã Đông Phương Yên và tác phẩm “Khăn bàn Hoa cúc” của tác giả Lục Quốc Hội, xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ; tác phẩm “Đồng quê” của tác giả Đỗ Văn Vinh, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất; tác phẩm “Bộ bàn trà hoa Lam Tinh” của Công ty cổ phần gốm sứ Quang Minh, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm; tác phẩm “Hát quan họ trên thuyền rồng” của tác giả Đặng Văn Sừ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên.

 

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải Nhì cho 10 tác phẩm; giải Ba cho 15 tác phẩm và giải khuyến khích cho 30 tác phẩm.

Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 cũng là một trong những sự kiện quan trong chuỗi sự kiện là thiết thực chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội, 70 năm thành lập Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội và các ngày lễ lớn của đất nước, của Thành phố trong năm 2024.

Phát biểu tại lễ trao giải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết: Sau 6 tháng phát động, hội thi đã thú hút được 287 tác phẩm, bộ tác phẩm của 133 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân, thợ giỏi, gồm: 27 nghệ nhân và nghệ nhân ưu tú và 106 thợ giỏi tham gia dự thi đến từ 23 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Người lớn tuổi nhất tham gia dự thi năm nay là 84 tuổi, người trẻ tuổi nhất là 20 tuổi.

Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội rất mong muốn được sự tạo điều kiện của các bộ, ngành, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà khoa học, các chuyên gia để các chủ thể làng nghề Hà Nội được phối hợp, liên kết, trao đổi, xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua đó, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước.

Thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề trong cả nước, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Tính đến nay, Thành phố Hà Nội có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã gồm: 269 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 60 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 05 nghề được công nhận Nghề Truyền thống với 6/7 nhóm nghề quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục