70 năm tập kết ra Bắc: Ký ức không phai
Những ngày này cách đây 70 năm, tại tỉnh Cà Mau - vùng đất thiêng liêng nơi cực Nam của Tổ quốc đã diễn ra sự kiện đặc biệt: 200 ngày tập kết, chuyển quân ra miền Bắc, thực hiện theo Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, đất nước ta lúc đó tạm thời bị chia cắt thành 2 miền.
Mở từng trang của cuốn “Kỷ yếu học sinh miền Nam trường 12-16 trên đất Bắc, ngày ấy - bây giờ”, bác Nguyễn Anh Sơn (86 tuổi), hiện ở phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau kể với chúng tôi: Lên đường tập kết ra Bắc năm 16 tuổi, là học sinh miền Nam, bác hiểu rõ vì sao cán bộ, chiến sĩ và cả học sinh miền Nam ra Bắc, cảm thấy vừa hồi hộp, mong muốn sớm được ra Bắc, vừa xao xuyến vì sẽ xa người thân, quê hương. Nhưng tuổi trẻ luôn nhìn về phía trước, luôn hiểu không phải ra Bắc, tạm xa miền Nam là để xẻ chia đất nước, mà là thực hiện nhiệm vụ, vì mục tiêu mai này đất nước được thống nhất, non sông liền một dải.
Được biết bác Nguyễn Anh Sơn chính là anh trai của phi công Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Bảy B. Bản thân bác Sơn và sau khi học trường học sinh miền Nam, đi học đại học ở Liên Xô, trở về công tác ở miền Bắc một thời gian, đã lên đường “đi B”, chiến đấu cho đến ngày miền Nam được giải phóng. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau Hồ Trung Việt khẳng định: Sự kiện lịch sử tập kết ra Bắc cách đây 70 năm là chủ trương thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng, Bác Hồ, đưa số lượng lớn con em, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng. Những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, các gia đình miền Nam tập kết ra Bắc đã nỗ lực vượt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống và có nhiều đóng góp cho công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, nhiều người đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước. Bản tình ca đặc biệt Cho đến hôm nay, nhắc lại kỷ niệm của 70 năm trước, lúc lên tàu ra Bắc khi vừa tròn 13 tuổi, bà Đàm Thị Ngọc Thơ (83 tuổi, ngụ Phường 9, thành phố Cà Mau) vẫn rưng rưng nước mắt. Bà nói: “Trong lòng miền Bắc, tôi đã lớn lên, trưởng thành, trở thành nhà giáo và sau này về lại quê hương Cà Mau, tôi là Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hồ Thị Kỷ, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú”. Khi quyết định ra Bắc vào 70 năm trước, cô bé Đàm Thị Ngọc Thơ lúc đó cảm thấy rất hãnh diện, tự hào. Nhưng khi nhìn bóng má (mẹ) mình đứng tiễn dưới hàng cau, nước mắt vẫn trào ra. Tuổi 13 bắt đầu xa gia đình bằng những ngày sống tập thể ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình, để chờ lên tàu tại bến Sông Đốc, cô Ngọc Thơ được sống trong sự đùm bọc, chăm sóc, chuẩn bị chu đáo của người dân xã Trí Phải. Ngày bước lên tàu, người ở lại, người ra đi đều giơ hai ngón tay chào nhau như lời hẹn 2 năm thôi sẽ gặp lại... Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Minh Nhân cho hay, nhiều tài liệu còn ghi lại, những ngày này cách đây 70 năm, dọc theo kênh xáng Chắc Băng thực sự trở thành một điểm hẹn lịch sử, trung tâm khu tập kết, đón cán bộ, chiến sĩ, học sinh chuẩn bị lên đường ra Bắc. Trong thời gian chuyển quân, phương tiện chuyển quân từ khu tập kết ở huyện Thới Bình ra vàm Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) để lên tàu chủ yếu là các xuồng, ghe của người dân. Người dân Thới Bình đã nhiệt tình mang hàng trăm chiếc xuồng, ghe các loại ra trực tiếp đưa các cán bộ, chiến sĩ, học sinh ra vàm Sông Đốc để lên tàu. Cách đây 70 năm, khi được chọn là điểm tập kết cán bộ, chiến sĩ, học sinh chuẩn bị ra Bắc, nhà của nhiều người dân tuy không rộng, nhưng bà con luôn sẵn sàng nhường chỗ cho cán bộ, bộ đội, học sinh, cho khách đến thăm con em chuẩn bị lên đường ra miền Bắc. Chính quyền địa phương, Mặt trận, Hội mẹ chiến sĩ phân công nhau lo việc ăn, ở cho mọi người. Các má, các chị, các em may, vá quần áo, đan nón nan, thêu khăn tay tặng bộ đội khi chuyển quân. Tinh thần ấy thể hiện tấm lòng thủy chung, tuyệt đối tin tưởng của người dân Thới Bình đối với Đảng, với cách mạng.Sau khi tạm biệt đồng bào miền Nam, lên đường ra Bắc, các cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tiếp tục nhận được sự đón tiếp, đùm bọc, chăm sóc chu đáo với tình cảm ruột thịt Bắc - Nam một nhà của người dân nhiều địa phương miền Bắc.
Bà Đàm Thị Ngọc Thơ chia sẻ, khi chúng tôi ra tới Sầm Sơn (Thanh Hóa), đồng bào đứng, tay cầm cờ hoa vẫy chào, hô vang “Hoan hô miền Nam”. Các học sinh miền Nam được phát áo bông, chăn ấm, được hướng dẫn nội quy, đưa về ở các nhà dân, sau đó tiếp tục được đến học tại các Trường học sinh miền Nam. Thời điểm đó, hòa bình mới lập lại ở miền Bắc, đời sống nhân dân còn rất khó khăn, mùa Đông đầu tiên trên đất Bắc với những học sinh miền Nam như bà Thơ cũng thật bỡ ngỡ. Nhưng tình cảm yêu thương, luôn dành những bữa cơm không độn ngô, độn sắn cho học sinh miền Nam, những chiếc áo bông dày dặn và đặc biệt là sự dìu dắt, hướng dẫn của các thầy cô giáo, sự đùm bọc của nhân dân miền Bắc đã trở thành nhũng “ngọn lửa ấm” tiếp thêm nghị lực để các học sinh miền Nam phấn đấu học tập, lao động và cống hiến, hướng đến ngày “Bắc - Nam sum họp một nhà”. “Tôi cho rằng tập kết ra Bắc không chỉ là sự kiện lịch sử mà còn là bản tình ca đặc biệt về tình yêu quê hương, Tổ quốc, tình cảm Bắc - Nam ruột thịt, không thể cắt chia, tình đồng chí, đồng đội, tình yêu đôi lứa... Mãi mãi những học sinh miền Nam như chúng tôi không thể quên”, bà Đàm Thị Ngọc Thơ chia sẻ trong niềm xúc động, tự hào.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gióng hồi chuông cáo chung chủ nghĩa thực dân cũ
08:13' - 08/05/2024
"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.
-
Đời sống
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bức tranh panorama - niềm tự hào của mỹ thuật Việt
13:09' - 07/05/2024
Những ngày tháng 5 lịch sử, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước đồ về Điện Biên, đặc biệt là chiêm ngưỡng bức tranh tròn panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
-
Đời sống
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024): Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Hồ Chủ tịch - Sức mạnh tinh thần to lớn
13:00' - 07/05/2024
Chiến dịch Điện Biên Phủ là thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm dân tộc Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế cửa khẩu, động lực phát triển kinh tế của các địa phương phía Bắc
15:30'
Nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan.
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024
14:56'
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024 có quy mô 100 gian hàng đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đón khoảng 9.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.
-
Kinh tế & Xã hội
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Venezuela
13:46'
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) của Việt Nam và Trường Đại học Andrés Bello (UCAB) của Venezuela vừa ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2029.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 22/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 22/11/2024. XSMT thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMT 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMT thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMT ngày 22/11 Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 22/11/2024. SXMN thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMN 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMN thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMN ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 22/11/2024
19:30' - 21/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 22/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 22 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.