75 năm quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục là điểm sáng
Nhân dịp Năm mới 2025 và hai nước kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950 - 18/1/2025) phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã có cuộc trao đổi với Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc Nông Đức Lai về kết quả nổi bật trong công tác trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2024 cũng như triển vọng trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm 2025.
Theo Tham tán Nông Đức Lai, năm 2024, hợp tác kinh tế-thương mại tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Trong bối cảnh thương mại giữa Trung Quốc với nhiều đối tác, đặc biệt là các đối tác lớn, đều sụt giảm, Việt Nam là một trong số ít các đối tác vẫn duy trì ổn định thương mại với Trung Quốc, với mức tăng trưởng hai con số. Nếu tính theo quốc gia, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc với thế giới và tiếp tục duy trì vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng trưởng cao. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 235,4 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, dự kiến năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều vượt mốc 250 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng nông sản sang Trung Quốc tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao.
Công tác mở cửa thị trường cho sản phẩm nông sản cũng ghi nhận kết quả tích cực, theo đó, hai nước đã ký kết Nghị định thư cho phép trái dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu nuôi của Việt Nam được chính thức xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tiếp tục góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Công tác thuận lợi hóa thương mại tiếp tục được thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa qua lại hai chiều. Từ đầu năm đến nay, hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới cơ bản diễn ra thông suốt. Cơ quan chức năng và địa phương có cửa khẩu biên giới hai bên tích cực phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm khắc phục và hạn chế tối đa vấn đề ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu thường xảy ra vào các dịp lễ tết và chính vụ trước đây, giảm thiểu chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
Hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ đổi mới, cải tiến cách làm mà còn đa dạng hóa về cách thức triển khai và mở rộng phạm vi địa bàn xúc tiến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối đối tác, khai thác mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và quảng bá thương hiệu tại thị trường Trung Quốc, đơn cử như “Lễ hội Trái cây Việt Nam tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc”, “Khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ Ẩm thực, đồ uống châu Á 2024 tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông” tạo tiếng vang và hiệu ứng tích cực cho hàng hóa nông sản Việt Nam đi sâu vào thị trường nội địa và khu vực phía Bắc Trung Quốc.
Ngoài ra, hoạt động hợp tác giữa các địa phương hai nước cũng như giữa các bộ/ngành chức năng Việt Nam với các địa phương Trung Quốc cũng được diễn ra thường xuyên nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương và đạt được nhiều kết quả thực chất, đóng góp quan trọng cho quan hệ hợp tác thương mại của hai nước, điển hình như Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông đã tạo cơ sở để thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với địa phương đầu tàu kinh tế khu vực phía Bắc Trung Quốc.
Về triển vọng trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm 2025, Tham tán Thương mại Nông Đức Lai cho biết, có thể thấy trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp như hiện nay, các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước thời gian vừa qua đã tạo thêm động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước và là cơ sở để các ngành, địa phương, doanh nghiệp đi sâu và mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó kinh tế thương mại tiếp tục là trụ cột quan trọng.
Trong các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, hai bên đã ký kết nhiều văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó phần lớn là các thỏa thuận về kinh tế thương mại, qua đó tạo tiền đề cho hợp tác thương mại hai nước trong năm 2025 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục phát huy các lợi thế về vị trí địa lý của quốc gia láng giềng với Trung Quốc; tận dụng khai thác các ưu đãi trong khuôn khổ hợp tác chung Việt Nam – Trung Quốc như Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc (CAFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); tận dụng các cơ chế hợp tác song phương, đa phương để khai thác tiềm năng, nhu cầu của thị trường 1,4 tỷ dân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc
09:29' - 04/12/2024
Đây là dịp để doanh nghiệp, người sản xuất, xuất khẩu trao đổi, kiến nghị với các bộ, ngành, cơ quan quản lý của Việt Nam - Trung Quốc những giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc
-
Thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
12:07' - 08/11/2024
Cùng tham dự tọa đàm có các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam, lãnh đạo thành phố Trùng Khánh và đông đảo đại diện doanh nghiệp của hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Thủ tướng Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo trong quý II/2025
21:24'
Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được giao nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ các dự án thành phần sân bay Long Thành
21:04'
Chiều 9/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng Đoàn công tác Trung ương làm việc với các đơn vị liên quan về tiến độ Dự án sân bay Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt - Lào ký kết 13 giấy chứng nhận đầu tư và thoả thuận hợp tác
19:47'
Chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và Bắc Giang
18:36'
Ngày 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND 2 tỉnh: Nghệ An và Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số trong logistics để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
18:15'
Với các lợi thế về hiệp định thương mại tự do, lợi thế kinh tế luôn có đà tăng trưởng, ngành logistics Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào
17:10'
Ngày 9/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào tổ chức Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 với chủ đề “Thúc đẩy cùng Phát triển bền vững và Thịnh vượng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Phước lên kế hoạch phát triển 35 cụm công nghiệp
16:36'
Tỉnh Bình Phước quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển 35 cụm công nghiệp tại 11 huyện, thị xã với tổng nhu cầu nguồn vốn lên đến 5.900 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiền Giang đặt mục tiêu thu hút ít nhất 2 dự án FDI và 6 dự án FDI điều chỉnh vốn
15:11'
Năm 2025, Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang đặt mục tiêu thu hút ít nhất 2 dự án vốn FDI và 6 dự án FDI điều chỉnh, tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 7%
13:31'
UOB kỳ vọng những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào các hoạt động, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025.