AI và công nghệ bán dẫn sẽ là ngành công nghiệp trọng yếu của Việt Nam
Mở rộng cơ hội đầu tư, phát triển trí tuệ nhân tạo và công nghệ bán dẫn tại Việt Nam; phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn... là các nội dung được Phó tổng Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Công nghiệp ICT) Lê Nam Trung thông tin tại họp báo thường kỳ tháng 5/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
* Hướng đến hình thành hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Việt Nam
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT Lê Nam Trung khẳng định: Bộ Thông tin và Truyền thông coi AI là công nghệ chính của cách mạng công nghiệp 4.0, bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30-50 năm tới. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã có năng lực đầu tư phát triển hạ tầng, trung tâm dữ liệu, cung cấp dịch vụ, giải pháp về AI trong nước và quốc tế.Ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam cũng đang thu hút nhiều đầu tư FDI nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông đang đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn, như: Hoa Kỳ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, vi mạch…, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn, để cùng Việt Nam phát triển mạnh mẽ thị trường tiềm năng này.
Bộ Thông tin và Truyền thông luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp để có môi trường thuận lợi đầu tư, phát triển. Bộ sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn; dự kiến hợp tác với Nvidia xây dựng một Trung tâm phát triển về AI (Center of Excellence-CoE); đồng thời tổ chức một số hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế về AI, bán dẫn, để trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Theo ông Lê Nam Trung, để có sự định hướng, phát triển lâu dài ngành bán dẫn, Việt Nam đang dự thảo Chiến lược phát triển Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Mục tiêu đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một trung tâm về công nghiệp vi mạch bán dẫn với các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử. Từ mục tiêu này, sẽ đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong việc cải thiện thể chế, chính sách, phát triển và đào tạo nhân lực, nghiên cứu, hỗ trợ khởi nghiệp, hình thành hệ sinh thái vi mạch bán dẫn Việt Nam, hợp tác quốc tế. * Nhân tài là nền tảng của công nghiệp bán dẫnChia sẻ về giải pháp đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT Lê Nam Trung cho biết: Theo quan điểm của dự thảo "Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050" Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng, xác định nhân tài là nền tảng của công nghiệp bán dẫn, lấy nhân lực là ưu tiên hàng đầu, là yếu tố quyết định để tự chủ, trở thành trung tâm nhân sự bán dẫn toàn cầu ở tất cả các công đoạn.
Việt Nam có dân số trẻ, có quy mô dân số lớn, có lợi thế phát triển nhân lực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Công cụ hỗ trợ thiết kế các sản phẩm bán dẫn ngày càng phổ biến, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường công nghiệp bán dẫn. Theo đó, Việt Nam có tiềm năng để cung cấp dịch vụ sản xuất cho công nghiệp bán dẫn, xây dựng thương hiệu Việt Nam về bán dẫn. Để cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển nguồn nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" hiện đang trình Chính phủ phê duyệt. Theo dự thảo Đề án, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn trong phạm vi lĩnh vực quản lý. Để triển khai thực hiện, Bộ dự kiến phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai các nội dung thuộc Đề án, đảm bảo bám sát mục tiêu của chiến lược liên quan về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn quốc gia; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết của các doanh nghiệp công nghệ vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực và các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp bán dẫn. * Phát triển bền vững ngành công nghiệp công nghệ số Việt NamChiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đang được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai xây dựng và triển khai trong năm 2024. Thông tin về việc xây dựng Chiến lược, cũng như các mục tiêu, kế hoạch dự kiến đặt ra với Chiến lược, ông Lê Nam Trung nêu rõ: Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang gửi lấy ý kiến lần 2 các bộ, ngành và gấp rút nghiên cứu, phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước, tập đoàn tư vấn quốc tế để góp ý hoàn thiện nội dung cho dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó mục tiêu, kế hoạch thực hiện để tổng hợp, hoàn thiện Hồ sơ xây dựng Chiến lược trình Chính phủ phê duyệt. Định hướng đến năm 2045 được Bộ đề ra là: Việt Nam trở thành quốc gia có ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn phát triển, là một trong các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam cơ bản có đầy đủ, đồng bộ các hạ tầng về nhân lực, công nghệ, nghiên cứu phát triển, về sản xuất và thị trường ứng dụng, góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam, tạo nền tảng thực hiện thành công chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ số tại Việt Nam.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang đầu tư vào ngành bán dẫn tại Việt Nam
19:16' - 04/05/2024
Trong ngành bán dẫn, ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đang đầu tư, hợp tác cụ thể tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Để các tập đoàn, công ty công nghệ, ngành bán dẫn, chip đầu tư vào Việt Nam
18:08' - 04/05/2024
Việt Nam đang nghiên cứu cơ chế đặc thù ưu đãi hấp dẫn các tập đoàn, công ty, đặc biệt là công ty công nghệ, các ngành bán dẫn, điện tử, chip… Các ngành này hiện đang được áp dụng ưu đãi tốt nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.